Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP.HCM: Mẹ cho tắm liền sau khi bú no, bé gái 20 ngày tuổi sặc sữa ngưng thở

Thứ tư, 10:20 11/10/2017 | Sống khỏe

Sau khi bú bình no, bé gái được mẹ mang đi tắm ngay. Ít phút sau bé bất ngờ sặc sữa, dẫn đến tím tái và ngưng thở.

Đó là trường hợp của một bé gái 20 ngày tuổi, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP.HCM).

Theo lời người thân kể lại, sự việc trên xảy ra vào sáng 10-10, khi bé vừa bú bình no thì được mang đi tắm ngay lập tức.

Sau khi bé ngưng thở, mẹ và người nhà chở em đến một nhà thuốc gần đó cấp cứu nhưng không thành công nên tiếp tục chuyển bé đến phòng khám GB (huyện Bình Chánh) chữa trị.

BS Cao Văn Tuân, người trực tiếp điều trị cho bé gái cho biết, khi đến phòng khám, bệnh nhi đã qua "thời gian vàng" trong cấp cứu. Bản thân người mẹ vì quá thương con mà mất bình tĩnh và bấn loạn, chỉ biết nằm khóc mà không xử trí ngay lúc đầu cho cháu bé.


Bệnh nhi được BS Cao Văn Tuân ôm trên tay sau khi cấp cứu.

Bệnh nhi được BS Cao Văn Tuân ôm trên tay sau khi cấp cứu.

Xác định tình trạng khẩn cấp của bệnh nhi, BS Tuân đã tiến hành xử lý khẩn cấp, khơi thông đường thờ cho cháu bé. Rất may sau khi cấp cứu, bé gái đã qua cơn nguy kịch, mặt dần trở lại hồng hào. Bệnh nhi sau đó được chuyển tiếp đến BV Nhi đồng Thành phố để theo dõi tình trạng viêm phổi có xảy ra sau sặc sữa hay không.

Theo BS Tuân, trong trường hợp này, việc tắm cho trẻ ngay sau khi ăn no là một thói quen sai lầm mà phụ huynh mắc phải.


Bệnh nhi hiện đã được chuyển đến BV Nhi đồng Thành phố tiếp tục điều trị.

Bệnh nhi hiện đã được chuyển đến BV Nhi đồng Thành phố tiếp tục điều trị.

"Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất"- BS Tuân phân tích.

BS Tuân cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa, sặc cháo, trong đó, nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa chính là do các mẹ hoặc người trông trẻ cho bú sữa, ăn không đúng tư thế (cụ thể là cho trẻ bú trong tư thế nằm).

Thứ hai, lượng sữa ra quá nhiều do núm vú cao su quá rộng, dẫn đến trẻ không thể bú kịp lượng sữa chảy ra. Một nguyên nhân khác là khi trẻ đang khóc, các mẹ cho trẻ bú để dỗ cho trẻ nín. Tuy nhiên đây là một sai lầm tai hại khiến cho trẻ có thể bị sặc.


Không nên tắm cho trẻ ngay sau khi ăn cháo, bú sữa.

Không nên tắm cho trẻ ngay sau khi ăn cháo, bú sữa.

"Biểu hiện trẻ bị sặc sữa và cháo là việc trẻ bất ngờ ngừng ăn, ho sặc sụa, cơ thể tím tái (đặc biệt là mặt), có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp, hai mắt trợn ngược. Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong" – BS Tuân nói.


Trẻ bị sặc sữa dễ biến chứng sang viêm phổi, nặng nhất có thể tử vong.

Trẻ bị sặc sữa dễ biến chứng sang viêm phổi, nặng nhất có thể tử vong.

Do đó để phòng tránh việc trẻ bị sặc sữa, sặc cháo dẫn đến những sự cố đáng tiếc xảy ra, BS khuyên các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ bú sữa khi trẻ đang khóc, chơi đùa hay trẻ đang buồn ngủ bởi lúc này trẻ đang không tập trung, không nên vừa nằm, vừa cho con bú.

"Trong trường hợp sữa mẹ về quá nhiều, trẻ không kịp ăn, để tránh sặc cho trẻ, mẹ hãy dùng hai ngón tay kẹp thật chặt núm vú lại để giảm lượng sữa xuống, khi đó trẻ mới có thể bú tiếp" – BS Tuân hướng dẫn.

Cách sơ cứu trẻ khi bị sặc sữa

- Đối với trẻ nhỏ:

Hãy đặt trẻ nằm sấp, úp trên cẳng tay của bạn, đầu của trẻ hơi chúc xuống phía dưới, sau đó vỗ nhẹ vào lưng của trẻ từ 5 -7 cái để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài.

Nếu không hiệu quả, xoay mặt bé về cánh tay kia của bạn, nhìn vào trong miệng bé, nếu thấy dị vật hãy lấy một ngón tay móc dị vật đó ra ngoài. Nên nhớ không nên chọc quá sâu vào trong cổ họng của trẻ, bởi nó có thể gây ra tổn thương.

Trong trường hợp dị vật vẫn không ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để dị vật có thể bị tống ra ngoài khi bé ho.

Nếu như tất cả các cách trên đều không hiệu quả, dị vật vẫn không được tống ra ngoài, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp.

Sau đó đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.


Biết sơ cứu đúng cách khi sặc sữa, cha mẹ sẽ giúp trẻ qua cơn nguy hiểm.

Biết sơ cứu đúng cách khi sặc sữa, cha mẹ sẽ giúp trẻ qua cơn nguy hiểm.

- Đối với trẻ lớn:

Đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ. Hoặc bạn có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng ( khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.

- Đối với những trẻ bú bình:

Các mẹ nên để núm vú cao su to vừa phải để đảm bảo lượng sữa không ra quá nhiều khi trẻ đang ăn.

Khi trẻ bú xong, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi và giảm chớ sữa.

- Đối với những trẻ đã ăn được cơm, cháo:

Cha mẹ cần làm nhỏ thức ăn, hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt bởi chúng có thể bị mắc ở cổ họng và làm trẻ bị hóc, nôn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 giờ trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 17 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Top