Trà đá vỉa hè lãi “khủng” từ chè vụn, chè cám
GiadinhNet - Thông tin một số quán trà đá Hồ Tây (Hà Nội) mỗi tháng lãi cả lượng vàng khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng hoàn toàn có cơ sở, bởi chỉ với vài chục chiếc ghế nhựa, vài chục ly thủy tinh, một chiếc xe đạp và thùng xốp đựng đá, nhiều người đã thu hàng chục triệu đồng/tháng nhờ bán trà đá vỉa hè quanh các trường đại học.
Trả 60 triệu/chỗ ngồi vỉa hè cũng không bán
Thực tế tại nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội nhất là quanh các trường ĐH trên địa bàn quận Cầu Giấy, các trường ĐH Bách Khoa, ĐH Ngoại Thương... nhiều người vẫn có thể kiếm bộn tiền nhờ bán trà đá vỉa hè.
Tại cổng Học viện Ngoại giao (quận Đống Đa) vào chiều 2/12, hàng trăm sinh viên ùa ra khỏi cửa đúng giờ tan tầm. Các tốp sinh viên kéo tay nhau sà vào các quán trà đá quanh hồ Láng, ngay trước cửa Học viện. Chỉ cần vài miếng xốp trải lên bờ kè xi măng của hồ hoặc mấy cái ghế nhựa, mấy ly nước trà đá, nước chanh, me, sấu... các bạn trẻ đã tha hồ “chém gió”. Chị Nga, một chủ quán từ Hà Nam lên đây vừa “vắt chân lên cổ” phục vụ khách hàng, vừa tranh thủ tiếp chuyện. Chị cho biết, mình quê ở Hà Nam lên đây bán trà đá đã gần chục năm. Ban đầu, gia đình chị gái của chị Nga lên đây trước, thấy bán có lãi quá nên chị Nga và hai con trai lên theo. Hàng ngày, 3 mẹ con chị Nga thuê trọ trong căn phòng khoảng 8m2 ở tầng hầm một tòa nhà gần đó. “Nhà ở chật chội lắm, kê đủ chiếc giường và để đồ lề bán hàng. Nhưng chẳng sao, tụi mình 6h sáng đã đi, 12h đêm mới về nên cũng chẳng cần rộng rãi làm gì”, chị Nga nói. Được biết mỗi ngày như thế, tính sơ sơ chị lãi ròng khoảng 300.000đ. Trung bình mỗi tháng chị lãi gần chục triệu đồng. Nói khiêm tốn thế chứ khi được hỏi các con chị hiện đang làm gì ở Hà Nội, chị hào hứng khoe: “Hai đứa đều đang học đại học ở đây. Mỗi tháng tôi chi tiền thuê trọ, ăn ở, học phí, tiền sách vở cho cả hai đứa đang học đại học ở đây cũng mất đứt vài chục triệu ấy chứ. Do chỗ ngồi của tôi hơi hẹp nên không lãi nhiều chứ chị gái tôi cả quãng hồ dài kia, hàng tháng bà ấy lãi gấp đôi, gấp ba ấy”.
Ngay bên cạnh đó, “bản doanh” của chị Nhung - chị gái Nga, có vẻ “hoành tráng” hơn. Với lợi thế được cả quãng vỉa hè dài hơn, như lời Nga, mỗi tháng chị Nhung lãi vài ba chục triệu là chuyện thường. Hai vợ chồng chị Nhung đều bán hàng, mỗi đứa con còn nhỏ ở cùng, thi thoảng chồng còn đi xe ôm nên theo lời chị Nga, hai vợ chồng này kiếm được khá. Anh Hưng, chủ quán photo coppy gần đó, một trong những khách hàng quen thuộc ở đây cho biết, nhiều lần chị Nhung tâm sự, chỗ ngồi này từng có người hỏi “mua” lại 60 triệu đồng nhưng chị quyết không bán. “Trả 60 triệu thì có cả cục tiền nhưng sau đó bọn tôi chẳng có nghề ngỗng gì kiếm đồng ra đồng vào. Như nhà tôi có 7 sào ruộng vẫn đang cày cấy nhưng nhà chị Nhung bỏ hoang ruộng vì thu nhập mấy năm nay chẳng đáng là bao. Vì thế, người ta có trả đến 60 triệu một chỗ ngồi vỉa hè này vẫn không bán là vì thế”, chị Nga tâm sự.
Bán nước “trà cám” vẫn đông nghịt
Theo quan sát của PV, trước cổng ĐH Ngoại thương và Học viện Ngoại giao chi chít quán trà đá vỉa hè. Riêng khu vực hồ Láng chỉ độ 1km2 nhưng có đến hàng trăm quán café, quán trà đá. Ngoài một số quán café nhỏ có ô dù và ghế mây, còn lại toàn là trà đá vỉa hè giá rẻ. Anh Hưng cho biết, anh làm việc ở đây đã mười mấy năm. Vài năm trở lại đây, các quán giải khát quanh đây mọc lên chi chít, thậm chí nhiều hôm nhiều chủ quán đánh nhau to vì tranh giành khách. Trong đó, hàng quán trà đá nhà chị Nga và chị Nhung ngon nên khách cứ kìn kìn. Có đêm, đến 12h khuya vẫn thấy các bạn trẻ ngồi đấy. Ghi nhận của PV cho thấy, các hàng quán ở đây đều bày biện sơ sài, vệ sinh qua loa. Ngoài trà đá, ở đây còn bán trà chanh, nước me, nước sấu... nên khá hút khách. Hầu hết, trà và nước đường được chủ quán pha sẵn, để trong bình giữ nhiệt hoặc trong bình nhựa, ca nhựa. Các loại trà ở đây đều được pha từ loại chè cám, chè vụn (chè bồm). Như chị Nga, toàn bộ “gia tài” bán hàng của chị được chất toàn bộ lên chiếc xe đạp ở bức tường bên kia đường. Cốc chén, đá lạnh... được để dưới đất. Khi có khách gọi đồ uống, chị chạy qua pha chế một chút trà đã pha sẵn, một ít nước trong bình đóng chai, cho vài cục đá là xong. Còn ở quán trà đá bên cạnh đó, trà được pha sẵn để trong bình giữ nhiệt, nút miệng bằng giấy bạc. Bình trà được để dưới đất, cũng đóng két cáu bẩn không kém những chiếc cốc đang để bên cạnh. “Chị pha chè bằng loại gì? Mua bao nhiêu tiền 1kg chè?”, tôi hỏi chị Nga. “Chè bồm thôi nhưng tôi lấy loại ngon. Chè bồm ở đây thiếu gì, chỉ cần ới câu là có. Cứ 60.000 đồng/kg loại ngon nhất. Rẻ hơn nữa thì 30.000 - 40.000 đồng/kg cũng có, tha hồ mà pha”, chị Nga nói.
Theo tìm hiểu, hầu hết dân bán trà đá đều mua loại chè cám, chè vụn giá rẻ để bán hàng. “Bán hàng nhiều thì dùng loại trà này lợi hơn. Trà vụn này có thể gọi mang đến tận nơi hoặc ra mua ở ngay phố Cao Thắng. Ở đó trà chất cao như núi, muốn loại gì cũng có. Pha trà xong, mỗi xô nước trà như thế chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu nhài vào là thơm lừng mùi trà hoa nhài. Còn nếu pha trà chanh thì đổi lại, phải mua tinh chất chanh thay cho nhài để quấy vào nhé”, vị chủ quán không quên dặn chúng tôi. Trong vai một người đang muốn đến buôn bán tại đây, tôi vờ hỏi mua chỗ của quán trà ngay đầu hồ. “Tưởng ai cũng bán ở đây được đấy à? Có mua thì cũng không bán hàng được đâu nhé vì ở đây đều có người quen hết”, chủ quán chặn lời ngay.
Lương Mỹ/Báo Gia đình & Xã hội

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 18 phút trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Ngày sinh Âm lịch của người kiếm tiền mát tay
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những người sinh các ngày Âm lịch dưới đây sinh ra đã có sẵn "mệnh tài lộc".

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết
Đời sống - 4 giờ trướcTrong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.

8 khoản tiền này khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định từ tháng 7/2025
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo quy định khi nhận tiền vào tài khoản cá nhân mà đó là những khoản thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là 8 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Bật mí nguyên nhân khiến Bắc Bộ và nhiều nơi có mưa dông kéo dài chưa dứt
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, từ Bắc Bộ trở vào Nam Bộ tiếp tục có mưa dông do tác động của dải hội tụ nhiệt đới kéo dài. Cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể đi kèm.

Danh sách 34 Giám đốc Sở GD&ĐT sau hợp nhất
Giáo dục - 6 giờ trướcTrong số 34 Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT các địa phương trên cả nước tỷ lệ có 9 nữ và 25 nam.

Tin sáng 4/7: Chủ khách sạn ở Cửa Lò nói gì vụ khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng? Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Giám đốc điều hành khách sạn Kingdom Cửa Lò đã lên tiếng xác nhận vụ việc khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng là có thật; Hôm nay, Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dụcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.