Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh cãi chuyện chiến sĩ CSCĐ cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi

Thứ hai, 10:31 05/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Chiến sĩ cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay để tránh bị nuốt lưỡi khi nhận thấy bé trai có biểu hiện bất thường. Sự cố xảy ra trong trận đấu nóng nhất vòng 19 V.League giữa chủ nhà Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai diễn ra chiều 4/8.

Theo đó, lực lượng an ninh trên khán đài sân Thiên Trường phát hiện một bé trai có dấu hiệu co giật, khó thở giữa đám đông đang theo dõi trận đại chiến giữa chủ nhà Nam Định và đội khách HAGL.

Ngay lập tức, 2 chiến sĩ cảnh sát cơ động đã đưa cháu bé tách khỏi đám đông. Một chiến sĩ còn đưa tay vào miệng để giúp CĐV nhí này tránh bị nuốt lưỡi. Sau khi được sơ cứu và thở bình oxy, cổ động viên nhỏ tuổi của chủ nhà Nam Định đã được đưa đến bệnh viện gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Tranh cãi chuyện cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi - Ảnh 1.

Cháu bé có dấu hiệu ngạt thở, ngất xỉu trên khán đài sân Thiên Trường. Ảnh: ĐH.

Hành động này của chiến sĩ cảnh sát cơ động khiến nhiều người rất xúc động. Hình ảnh lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, đặc biệt trong cộng đồng mê bóng đá.

Thực tế, nhiều ca nuốt lưỡi đã diễn ra trong thể thao, đặc biệt là bóng đá. Điểm chung của các pha "giải cứu" nuốt lưỡi trên sân bóng hiện có công thức là: Cạy miệng (tách hàm), kéo lưỡi hoặc cho cắn một vật gì đó để không tụt lưỡi.

Chia sẻ liên quan đến việc sơ cứu các ca va chạm trên sân bóng, BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) từng cho biết, các tình huống này trong y khoa được gọi tụt lưỡi. Khi nạn nhân hôn mê và nằm ngửa thì lưỡi sẽ bị tụt xuống họng gây cản trở hô hấp.

Việc tụt lưỡi có thể xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân bị phù nề sàn miệng (hay gặp trong vết thương sàn miệng) hoặc gãy cành ngang hai bên, hoặc vỡ nát vùng cằm và cành ngang.

Theo BS Chính, động tác sơ cứu này là một hành động đẹp. Tất nhiên, theo BS Chính, từ góc độ y khoa, cách sơ cứu trên chưa hẳn là "hoàn hảo" - không phải dùng tay banh miệng và kéo lưỡi.

Các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho biết bình thường con người không thể tự nuốt lưỡi. Nguyên do là trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi hay hãm lưỡi. Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.

Các chuyên gia cũng khẳng định trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống, không cắn được. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.

Trong trường hợp này, nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức.

Có thể ngáng miệng nạn nhân bằng những vật dụng mềm như băng gạc, vải..., tránh dùng thìa hay đồng xu dễ gây tổn thương răng, hàm...

Tranh cãi chuyện cảnh sát cơ động cho bé trai cắn tay tránh nuốt lưỡi - Ảnh 2.

Đặt người bệnh nằm nghiêng là cách sơ cứu cơ bản đối với trường hợp bị co giật, có dấu hiệu nuốt lưỡi.

Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh không dùng ngón tay đưa vào trong miệng người đang lên cơn co giật để cố định lưỡi. Bởi lực cắn của con người rất mạnh, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến bạn bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu.

Khi sơ cứu, không nên hô hấp nhân tạo bởi người bệnh dễ bị sặc. Không đưa đồ ăn, thức uống cho nạn nhân, không giữ chặt miệng và không cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh. Khi cho dị vật nào đó vào miệng bệnh nhân, sẽ gây nguy cơ đẩy dị vật nếu có vào sâu hơn và gây ngạt. Chưa kể nếu cơn co giật mạnh, sẽ làm tổn thương mạnh hơn.

BS Chính lưu ý trong bất cứ trường hợp cấp cứu nào (tình trạng bất tỉnh hoặc co giật do chấn thương sau ngã cao), trong khi chờ đợi y tế tới, cần tuân thủ nguyên tắc cấp cứu cơ bản theo các bước A (Airway control - kiểm soát đường thở) – B (Breathing support - hỗ trợ hô hấp) –C (Circulating support - hỗ trợ tuần hoàn).

Nhiều người hâm mộ vẫn lên tiếng bảo vệ và cho rằng ở thời điểm thập tử nhất sinh như vậy, việc có một người đủ bình tĩnh, ứng cứu để bệnh nhân không bị nguy hiểm tính mạng là điều quan trọng nhất.

Nên và không nên làm gì khi gặp người có biểu hiện nuốt lưỡi?

NÊN: - Đặt người bệnh xuống sàn, nhẹ nhàng đổi tư thế sang nằm nghiêng; Thu dọn các vật thể sắc nhọn xung quanh, tránh gây tổn thương cho người bệnh; Kê đầu người bệnh bằng gối mềm hoặc áo khoác; Nới lỏng tất cả những thứ có nguy cơ cản trở việc hô hấp (cà vạt, khuy áo cổ, khăn quàng cổ...); Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

TRÁNH: Giữ chặt người bệnh; Cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh; Hô hấp nhân tạo khiến người bệnh dễ sặc hơn.

T.Nguyên

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top