Tranh cãi việc cháu nội vua Mèo muốn đóng cửa dinh thự họ Vương
GiadinhNet - Những tranh chấp liên quan dinh thự Vua Mèo ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) lại leo thang khi ông Vương Duy Bảo - cháu nội Vua Mèo Vương Chí Thành cảnh báo sẽ đóng cửa dinh thự rất thu hút khách du lịch.
Ông Vương Duy Bảo, cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành cho biết: Dự kiến ngày 15/6 tới sẽ tạm đóng cửa khu dinh thự vua Mèo tại thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Lý do ông Bảo đưa ra là 2 hai năm nay, chính quyền không đầu tư tu sửa khiến khu dinh thự xuống cấp và chưa xây dựng được quy chế quản lý khu di tích.
“Tại cuộc họp với Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang ngày 21/5, tôi đã thông báo nếu tỉnh không xây dựng quy chế quản lý khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia nhà họ Vương thì chúng tôi sẽ tự quản lý. Để chuẩn bị cho việc này, con cháu trong gia tộc họ Vương sẽ tạm đóng cửa khu di tích, không tiếp nhận khách tham quan. Khu dinh thự sẽ mở cửa trở lại khi chính quyền và con cháu họ Vương đạt được sự thống nhất về phân chia nguồn lợi từ thu phí tham quan”, ông Vương Duy Bảo khẳng định.

Dinh nhà Vương nằm trong thung lũng Sà Phìn với diện tích 3000m2 được xây dựng trong vòng 8 năm và tiêu tốn 150 vạn đồng bạc trắng Đông Dương tương đương 150 tỷ đồng tiền Việt lúc bấy giờ. Ảnh: Huế Nguyễn
Trước đó, ngày 31/5, Sở VH,TT&DL tỉnh Hà Giang đã gửi văn bản đến các ông Vương Duy Bảo và Vương Quỳnh Sèo, là đại diện hậu duệ họ Vương đề nghị nghiên cứu, tham gia xây dựng quy chế quản lý khu dinh thự. Đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang khẳng định, việc xây dựng quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí tham quan di tích sẽ mời đại diện con cháu họ Vương làm việc, bàn bạc cụ thể, thống nhất, sau đó sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hồi đáp công văn của Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang, ngày 5/6, ông Vương Duy Bảo khẳng định đến 15/6 tới, nếu không hoàn thiện quy chế quản lý khu dinh thự họ Vương thì ông sẽ tự quản lý. Ông Bảo cho rằng, sau khi được cấp sổ đỏ khu dinh thự, ông có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt vì những quyền này được pháp luật bảo vệ.

Nhà Vương được xây dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Ngôi nhà được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tất cả đều được dựng 2 tầng, với tổng cộng 64 buồng. Ảnh: Trinh Moon
Diễn biến mới nhất, đại diện chính quyền tỉnh Hà Giang đã “chốt” lịch làm việc với đại diện gia tộc họ Vương vào ngày 13/6 tới. Tại buổi làm việc này mọi vấn đề kiến nghị liên quan phải được làm rõ.
“Giữa gia tộc họ Vương và tỉnh Hà Giang cần thống nhất được 3 vấn đề. Thứ nhất là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước với dinh thự vì đây là di tích quốc gia. Thứ đến là trách nhiệm của dòng họ Vương cùng với Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích. Cuối cùng là việc phân chia quyền lợi từ bán vé tham quan giữa cơ quan Nhà nước với họ Vương”, ông Bảo nhấn mạnh.

Những chân cột nhà bằng quả cầu đá, hình quả anh túc. Tương truyền, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả anh túc khô. Ảnh: Thủy Trần
Bàn về tính pháp lý, luật sư Trần Anh Dũng (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, việc ông Bảo và những người thừa kế hợp pháp dinh thự họ Vương có quyền thoả thuận nhận tiền phân chia nguồn lợi từ bán vé.
Còn chuyện ông Bảo tuyên bố “đóng cửa” dinh thự, luật sư Trần Anh Dũng nói rằng hành động đó của ông Vương Duy Bảo là không đúng. Luật sư dẫn Điều 14, 15 Luật Di sản “chủ sở hữu lần bên quản lý đều phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá”.

Nét độc đáo của ngôi nhà là các phiến đá nhỏ được kè chặt khít với nhau không cần chất kết dính. Ảnh: Hoang Thang
Trong khi đó, luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty TAT Law firm) nhận định, việc gia tộc họ Vương dự kiến đóng cửa toà dinh thự vua Mèo trên cao nguyên đá Đồng Văn không phù hợp với quy định pháp luật. Với bất động sản không phải là di tích thì chủ sở hữu có quyền quyết định tuyệt đối. Nhưng dinh thự vua Mèo là di sản văn hoá do tư nhân sở hữu nên đồng thời bị ràng buộc bởi các quy định của Luật Di sản văn hóa. Vì vậy, việc mở hay đóng cửa di tích này không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sở hữu là con cháu vua Mèo.
Tuy nhiên, luật sư Trương Anh Tú cho biết thêm, việc nộp tất cả phí tham quan di tích vào ngân sách sau khi đã trừ các chi phí khác là chưa phù hợp. Một phần nguồn lợi thu được cần được chia cho hậu duệ vua Mèo. Con cháu vua Mèo cũng phải biết rằng những lần tu sửa di tích trước đây do Nhà nước chi tiền. Vì vậy, các bên đều cần có thiện chí mới giải quyết hài hoà được câu chuyện.

Tất cả con cháu, các bà vợ, người hầu và quân lính đều có phòng nhỏ riêng biệt. Mùa đông đã có phòng sưởi, mùa hè có bể bơi. Ảnh: Dương Đình Thành
Trao đổi bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu Hồ Thị Minh (Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) cho hay: “Dinh thự vua Mèo là tài sản là của dòng họ nhưng nó lại là di tích quốc gia nên cần có sự bảo tồn và đặt dưới sự quản lý của nhà nước.
Quyết định đóng cửa có lẽ là chưa đúng nhưng cần có sự trao đổi giữa dòng họ với chính quyền địa phương để vừa khai thác được mà vẫn có điều kiện để giữ gìn trùng tu, bảo vệ. Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang cần phải có quy định rõ ràng để dòng họ thấy rằng có sự chia sẻ phần lợi ích giữa gia đình và dòng họ”.

Kho thuốc phiện, nơi vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến thuốc phiện.
Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng bày tỏ, di tích lịch sử dinh thự vua Mèo có tính chất khá đặc biệt bởi nó gắn liền với một dòng họ, với lịch sử dân tộc.
“Cần có sự hài hòa giữa yêu cầu quản lý, yêu cầu của xã hội, cộng đồng với yêu cầu của chủ sở hữu. Phía cơ quan quản lý phải tạo điều kiện cần thiết để vừa có thể trùng tu, phát huy được di tích, đáp ứng nhu cầu tham quan của cộng đồng. Phía dòng họ, về mặt pháp lý thì đang là chủ sở hữu”, đại biểu Phạm Tất Thắng nêu.

Hai chòi gác bằng đá đều có lỗ châu mai. Đứng từ đây có thể quan sát tứ phía, dễ dàng phát hiện và chiến đấu khi có kẻ xâm nhập. Ảnh: Trinh Moon
Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội, họ không phải là chủ sở hữu bình thường mà là chủ sở hữu của một tài sản văn hóa tinh thần của địa phương, cộng đồng, đất nước. Do đó, ông Vương Duy Bảo nói riêng và dòng họ Vương nói chung cần thể hiện trách nhiệm với cộng đồng thông qua việc bảo tồn, phát huy di tích này cho thật tốt.
“Nếu tiếp cận từ 2 hướng như vậy, gia đình họ Vương đề nghị phân chia nguồn thu được từ vé tham quan cũng là hợp lý. Cơ quan quản lý cần quan tâm tới đề xuất của gia đình họ Vương để vừa bảo tồn vừa phát huy được di tích”, đại biểu Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Dinh thự vua Mèo đã trở thành điểm du lịch thu hút mọi du khách khi đến Hà Giang. Ảnh: Mai Anh Nguyễn
Nói về vấn đề trên, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cho rằng, mọi di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam đều phải được quảng bá, dinh thự vua Mèo cũng không ngoại lệ. Đại diện bộ này cũng cho biết bộ đang tính sẽ có buổi làm việc với Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang để bàn bạc giải quyết dứt điểm câu chuyện này.
Thông tin từ ông Nguyễn Trung Ngọc, Phó chủ tịch huyện Đồng Văn (Hà Giang) cho biết gia đình họ Vương đang đòi phân chia tiền bán vé với tỉ lệ 40% cho họ Vương và 60% cho Nhà nước, Hà Giang đang phải cân nhắc với con số này.
Ông này cũng cho biết thêm, hiện phí tham quan di tích là 20 nghìn đồng/lượt. Mỗi năm tiền thu về từ 2-2,5 tỷ. Số tiền này được chi vào việc trả lương cho nhân viên, tái đầu tư vào khu di tích, nộp ngân sách tỉnh và xúc tiến du lịch. Thời gian qua, Hà Giang đã chi khoảng 8,5 tỷ đồng để trùng tu khu dinh thự.
Nhóm PV

Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá hy sinh khi bắt tội phạm ma túy
Thời sự - 6 phút trướcThủ tướng Phạm Minh Chính cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.

13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi
Pháp luật - 23 phút trướcTài xế Q cho biết, Bùi Đình Khánh lên xe liên tục hối thúc anh đi nhanh, đối tượng này cũng liên tục ngó ngang, ngó dọc trên suốt quãng đường đi.

Cựu Đại úy công an cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng lãnh 12 năm tù
Pháp luật - 31 phút trướcCựu Đại úy công an Hoàng Duy Tiến cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng, sử dụng hàng chục công ty “ma” để nhập lậu hơn 1.200 container hàng hóa lãnh 12 năm tù.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị
Đời sống - 41 phút trướcGĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa
Đời sống - 55 phút trướcGĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Thông tin mới nhất về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Truy thăng quân hàm cho chiến sĩ công an Quảng Ninh hy sinh khi làm nhiệm vụ
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm lên Thiếu tá với Thượng úy Nguyễn Đăng Khải - người hy sinh khi vây bắt tội phạm ma túy ở Quảng Ninh.

Thu nhập 10 triệu/tháng ở thành phố: Chi tiêu thế nào để không ‘cháy túi’?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Với mức thu nhập phổ biến khoảng 10 triệu đồng/tháng, không ít người trẻ đang sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn phải tính toán chi li từng đồng mới có thể duy trì mức sống cơ bản. Trong bối cảnh giá cả leo thang, giấc mơ “sống thoải mái” với 10 triệu trở nên thật xa vời.

Sát nhập tỉnh thành, có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Liên quan đến việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng vừa có công văn hướng dẫn.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.