Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tránh xa ngay 4 món ăn có nguy cơ gây ung thư luôn hiện hữu xung quanh bạn

Thứ hai, 16:09 23/09/2019 | Sống khỏe

Nhiều người không biết rằng, một số chất gây ung thư có thể được ẩn trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.

Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Bắc Kinh đã chỉ ra 5 loại chất gây ung thư phổ biến trong thực phẩm và khuyến cáo mọi người nên tránh xa như sau.

Tránh xa ngay 4 món ăn có nguy cơ gây ung thư luôn hiện hữu xung quanh bạn - Ảnh 1.

1. Thịt nướng - chứa chất gây ung thư (benzo(α)pyrene)

Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Dạ dày, ruột, phổi.

Benzo(α)pyrene thuộc về chất gây ung thư loại 1 và có đủ bằng chứng gây ung thư ở người. Khi thịt và các thành phần khác tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nướng ở nhiệt độ cao, rất có khả năng sẽ sản sinh ra chất benzo(α)pyrene, bao phủ trong thực phẩm hoặc thông qua khói dầu được con người hít vào cơ thể.

Đặc biệt ở phần cháy khét hàm lượng benzo(α)pyrene sẽ cao hơn. Tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm có chứa benzo(α)pyrene, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư phổi,...

Khuyến cáo: Thịt nướng, hun khói hoặc thực phẩm chiên nhiệt độ cao sẽ gây ung thư, nhưng cần phải có một quá trình tích lũy lâu dài. Do đó, tần suất tiêu thụ thịt nướng càng ít thì rủi ro càng thấp, không nên dùng phương pháp nướng hoặc chiên trở thành thói quen nấu nướng hàng ngày.

Tránh xa ngay 4 món ăn có nguy cơ gây ung thư luôn hiện hữu xung quanh bạn - Ảnh 2.

Khi thịt và các thành phần khác tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nướng ở nhiệt độ cao, rất có khả năng sẽ sản sinh ra chất benzo(α)pyrene, bao phủ trong thực phẩm hoặc thông qua khói dầu được con người hít vào cơ thể.

2. Một số thực phẩm ngâm ướp

Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Dạ dày, ruột.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamin cao. Vì cá muối được muối và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một lượng lớn nitrit được hình thành, sẽ tiếp tục hình thành nitrosamine khi đi vào cơ thể người, thường tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngoài ra các loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú cũng có hàm lượng nitrosamine cao, đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư ruột, dạ dày.

Khuyến cáo: Hạn chế ăn đồ ngâm ướp, muối. Nếu ăn dưa cà muối cố gắng ăn sau khi muối 2, 3 tuần, hàm lượng chất độc trong rau sẽ giảm, đặc biệt không ăn quá nhiều cùng một lúc. Nên sử dụng bổ sung lượng vitamin C thích hợp, điều này có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư ở một mức độ nào đó

Tránh xa ngay 4 món ăn có nguy cơ gây ung thư luôn hiện hữu xung quanh bạn - Ảnh 3.

Các loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú cũng có hàm lượng nitrosamine cao, đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư ruột, dạ dày.

3. Thực phẩm bị mốc (aflatoxin)

Chất gây ung thư: Loại 1 (chất gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm nhất: Gan.

Aflatoxin là một chất gây ung thư rất mạnh. Nó có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng do ngộ độc cấp tính. Phơi nhiễm liều thấp mãn tính sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Gạo mốc, ngô mốc, đậu phộng và dầu ăn mốc đều chứa aflatoxi. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong ung thư gan.

Ngoài ra, một số tủ tre đũa gỗ, thớt gỗ đã được sử dụng trong một thời gian dài dễ tạo ra các vết nứt nhỏ, cũng có thể trở nên nguy hiểm vì dư lượng thức ăn nhỏ còn sót lại trong các vết nứt và gây ẩm mốc.

Khuyến cáo: Không được ăn đồ bị mốc, chỉ cần phát hiện thực phẩm bị mốc 1 phần cũng nên vứt bỏ hoàn toàn, bởi sản phẩm bị mốc không quan sát được bằng mắt thường, ngay cả thực phẩm để trong tủ lạnh thời gian dài cũng không nên ăn. Rửa dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng, để ráo nước, phơi khô. Thường xuyên thay đũa gỗ, tre, hoặc có thể sử dụng bằng đũa thép không gỉ.

Tránh xa ngay 4 món ăn có nguy cơ gây ung thư luôn hiện hữu xung quanh bạn - Ảnh 4.

Aflatoxin là một chất gây ung thư rất mạnh. Nó có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng do ngộ độc cấp tính.

5. Đồ uống có cồn

Loại gây ung thư: Loại 1 (gây ung thư rõ ràng). Khu vực nguy hiểm: Gan, ruột, thực quản, vú.

Nhiều bệnh thông thường và ung thư, có liên quan mật thiết đến rượu. Một nghiên cứu dân số lớn cho thấy liều an toàn nhất khi uống rượu là bằng 0, chỉ cần là rượu đều là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong, bất luận là rượu vang đỏ, rượu vang trắng, bia hoặc rượu thuốc. Các khối u đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư gan, ung thư vú… đều có liên quan đến uống rượu.

Khuyến cáo: Bởi vì các mối nguy hại cho sức khỏe khi uống rượu không chỉ giới hạn ở bệnh ung thư mà còn gây ra nhiều các loại bệnh khác. Không có thứ gọi là "uống rượu phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe", do đó uống ít hay nhiều cũng đều có nguy hại. vì vậy, tốt nhất là không nên uống đồ uống có cồn.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top