Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ đau nhức chân tay - cẩn trọng với bệnh thấp khớp cấp

Chủ nhật, 15:00 19/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trẻ chỉ bị tê nhức chân tay thoáng qua trong một vài ngày thì không nguy hiểm đến hệ thống xương khớp. Tuy nhiên, nếu trẻ đau dai dẳng, đau sau khi điều trị viêm họng, viêm xoang, ho sốt kéo dài thì phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cấp ở trẻ.


Các chuyên gia khuyến cáo, không chủ quan với triệu chứng đau nhức chân tay ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, không chủ quan với triệu chứng đau nhức chân tay ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Cứ đi ngủ là bị đau nhức chân

Nhiều ngày qua, chị Trần Minh Huyền (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) lo lắng với tình trạng đau nhức chân tay của cậu con trai 4 tuổi. Theo lời chị Huyền, trước đó vài tháng, cháu đã từng bị đau nhức chân tay nhưng triệu chứng này chỉ diễn ra trong ít ngày nên hầu như không ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Tuy nhiên, lần này, con trai chị bị đau nặng hơn, nhất là khi đi ngủ. “Con bảo, ban ngày tay chân chỉ hơi tê như bị chuột rút nhưng cứ đến tối là cơn đau lại dữ dội hơn, cảm giác đau nhức tận trong xương. Mấy ngày nay, cứ lên giường đi ngủ được một lúc là con lại thức giấc vì bị cơn đau hành hạ và rất khó ngủ trở lại. Tay chân bé hoàn toàn lành lặn, không có vết bầm tím nào cả ”, chị Huyền cho biết.

Theo lời chị Huyền, bé nhà chị vẫn ăn uống bình thường, không thiếu cân cũng không thừa cân béo phì. Chỉ có điều, cháu bé rất nhạy cảm với môi trường. Mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc khi giao mùa, cháu hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cách đây hơn 1 tuần, cháu có bị viêm mũi, đau họng do trời nồm. Điều khiến chị Huyền băn khoăn là ngay sau khi những triệu chứng viêm mũi tạm dứt thì con chị liền bị đau nhức chân tay. Chị hoài nghi: “Liệu có mối liên hệ nào giữa bệnh hô hấp và đau nhức xương? Vợ chồng tôi sẽ cho cháu đi viện kiểm tra cho yên tâm”.

Liên quan đến việc đau nhức chân tay ở trẻ nhỏ, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, BS Nguyễn Duy Hẳn, Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Quân y 103) cho biết: Ở trẻ nhỏ, hiện tượng đau nhức chân tay thường là biểu hiện của việc thiếu canxi và vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Hoặc với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển của hệ xương, nhất là xương cẳng chân cũng thường có biểu hiện tê, nhức mỏi. Sở dĩ trẻ hay bị đau về ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.

Theo BS Nguyễn Duy Hẳn, nếu trẻ chỉ bị tê chân tay thông thường, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ cần tăng cường canxi và các loại vitamin trong các bữa ăn hàng ngày hoặc thông qua một số thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất, triệu chứng tê mỏi chân tay ở trẻ sẽ dần thuyên giảm.

Tuy nhiên, BS Nguyễn Duy Hẳn lưu ý, nếu trẻ nhỏ bị đau nhức chân tay sau khi bị viêm họng, viêm xoang, sốt cao, ho dai dẳng kéo dài thì tuyệt đối không được chủ quan vì khi đó, trẻ rất dễ mắc bệnh thấp khớp cấp.

Đề phòng bệnh thấp khớp cấp

BS Nguyễn Duy Hẳn phân tích: “Thấp khớp cấp là bệnh thường diễn ra ở trẻ nhỏ từ 3-15 tuổi. Đây là biến chứng khi trẻ nhỏ bị các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A mà không được điều trị kịp thời. Ban đầu, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức ở một bên khớp gối hoặc khớp bàn tay. Sau đó, khoảng 2-3 ngày, cơn đau sẽ “chạy” sang bên còn lại gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây tức ngực, khó thở, thậm chí ảnh hưởng đến tim”.

Theo BS Nguyễn Duy Hẳn, với những trẻ bị thấp khớp được phát hiện và điều trị dứt điểm, bệnh sẽ không để lại biến chứng gì nguy hiểm đến hệ thống xương khớp của trẻ. Tuy nhiên, trường hợp ngược lại, thấp khớp có thể gây tổn thương đến các van tim dẫn đến suy tim. Do đó, người ta xếp thấp khớp vào nhóm bệnh tim mạch và gọi là thấp tim hay người ta thường có câu “từ khớp đớp lên tim”.

Khi mắc bệnh, trẻ phải được nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm cơ thể và ăn nhẹ. Ở những trẻ không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian 2-3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó. Tùy theo từng thể trạng cũng như bệnh lý của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

Những trẻ đã bị tổn thương tim cần tiếp tục tiêm phòng cho đến khi 25 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa nếu có nguy cơ tái phát. Với những bệnh nhi có tổn thương van tim mạn tính do thấp tim, việc phòng bệnh tái phát cần kéo dài trong suốt cuộc đời.

Để phòng bệnh thấp khớp cấp ở trẻ nhỏ, BS Nguyễn Duy Hẳn khuyến cáo, phụ huynh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, súc họng bằng nước muối để tránh cho trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang. Trong trường hợp trẻ bị bệnh, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, hạn chế để bệnh nặng gây ra biến chứng.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa chứng tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp. Cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi; bổ sung canxi thông qua sữa, thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sò và các loại cá biển; tăng cường các loại vitamin từ các loại rau xanh. Đồng thời hạn chế các loại món ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, bánh kẹo, các loại nước ngọt có gas…

Ngoài ra, cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Vì hệ xương phát triển nhanh nhờ có các hormone tăng trưởng trong khi các hormone này được sản xuất nhiều nhất sau 10 giờ đêm. Do đó, nếu trẻ đi ngủ quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình này, gây ra tình trạng tê mỏi, đau nhức chân tay cho trẻ. Mặt khác, nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D, giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng nhức mỏi.

Bổ sung canxi từ thuốc, viên uống như thế nào cho hợp lý?

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh chỉ bổ sung canxi cho trẻ thông qua các loại thuốc và viên uống chức năng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ và liều lượng cũng phải do bác sĩ chỉ định. Không tự ý mua canxi bổ sung cho bé. Trong trường hợp cho trẻ uống canxi, cần lưu ý, nên uống canxi vào buổi sáng, không uống sau 14h chiều bởi cơ thể sẽ không thể hấp thu canxi tối đa khi không có ánh nắng mặt trời. Nên kết hợp vận động ngoài trời để có sự chuyển hóa tốt nhất; không uống canxi khi đói; không dùng canxi kèm với sữa có chứa canxi vì có thể dư thừa canxi…

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 6 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top