Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dễ viêm loét, tiến triển thành ung thư vì các thói quen hàng triệu gia đình Việt mắc

Thứ sáu, 15:16 06/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không còn là bệnh của người lớn, viêm loét dạ dày được các bác sĩ xác định là rất thường gặp ở trẻ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Theo TS.BS Đoàn Huy Cường – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 108, biến chứng nguy hiểm mà viêm loét dạ dày ở trẻ có thể gây ra như: Chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày.

"Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, trong đó vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), ăn uống không khoa học và hợp lý được nhiều nghiên cứu chỉ ra là các nguyên nhân hàng đầu" - TS Đoàn Huy Cường thông tin.

Trẻ dễ viêm loét, tiến triển thành ung thư vì các thói quen hàng triệu gia đình Việt mắc - Ảnh 2.

Nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Viêm loét dạ dày ở trẻ nên ăn các loại thức ăn nào? Nên kiêng các loại thức ăn nào? Ăn uống ra sao để tránh bị bệnh tái phát? Đây là các câu hỏi rất thường gặp mà các mẹ hay hỏi bác sỹ!

Chế độ dinh dưỡng nhằm mục đích gì?

Đầu tiên, do vi khuẩn HP chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh: bát đũa rửa chưa sạch, không rửa tay trước khi ăn, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn hàng quán… đều là làm tăng khả năng trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Do vậy ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp đầu tiên và hiệu quả ngăn chặn trẻ nhiễm vi khuẩn HP - nguyên nhân chính gây bệnh.

Mục đích tiếp theo của chế độ dinh dưỡng là giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi, giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày nhanh hồi phục, vết loét nhanh liền sẹo và tránh tái phát.

Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ?

- Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: Chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước luộc thịt, cá.

- Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…

- Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid: sữa, gạo tẻ, bánh mỳ, bánh quy…

Sữa, trứng là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật...

- Dùng thức ăn phải mềm, chế biến thức ăn mềm, nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần cho trẻ ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính.

Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, rau dền. Hạn chế các loại rau sinh đầy hơi như súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

- Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40º - 50ºC.

Thức ăn ít có tác dụng kích thích dạ dày. Một số thức ăn quay, rán có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.

- Cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày. Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

- Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

- Nên dùng chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày. Sau khi ăn xong không nên chạy nhảy ngay mà cần có chế độ nghỉ ngơi

Phòng ngừa tái phát bằng chế độ ăn như thế nào?

Khi viêm loét dạ dày đã ổn định, bố mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ 2-3 bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính, không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói, chọn cho trẻ thức ăn mềm, tránh những thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng tiết dịch dạ dày kể trên.

Cần đảm bảo cho trẻ ăn uống điều độ, đúng bữa, không nhịn đói, bỏ bữa. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống tránh nhiễm vi khuẩn HP.

Ngoài ra, cần tránh cho trẻ stress, căng thẳng nhiều, đặc biệt là áp lực thi cử. Khi sử dụng thuốc, lưu ý với bác sĩ về tiền sử bệnh của trẻ để được dùng thuốc phù hợp, khi dùng thuốc nên cho trẻ uống thuốc sau ăn no.

T.Nguyên (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top