Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ hôn mê, lơ mơ vì miếng dán chống say xe

Thứ năm, 08:33 03/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dù được khuyến cáo cẩn trọng với trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn dùng miếng dán chống say xe cho con mình để con có chuyến đi “ngon lành”. Kết quả, không ít trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, lơ mơ…

Một loại miếng chống say tàu xe được quảng cáo là có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Ảnh: Q.A
Một loại miếng chống say tàu xe được quảng cáo là có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Ảnh: Q.A

Ngộ độc miếng dán chống say xe

Thương con phải chịu cảnh lừ đừ, nôn thốc nôn tháo mỗi lần đi xe, chị B.C (ở quận Bình Thạnh, TPHCM) đã mua miếng dán chống say tàu xe để dán cho con trai 5 tuổi trong chuyến du lịch xa nhà. Tuy nhiên, 6 giờ sau khi sử dụng, con trai chị đột ngột rơi vào hôn mê, nói sảng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Chị C kể lại, các bác sĩ nơi chị đi du lịch chẩn đoán có thể cháu bé bị viêm não và khuyên chị nên đưa cháu về TPHCM. Gia đình chị tức tốc mua vé máy bay và đưa con vào ngay Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, bác sĩ cho hay, cháu bé bị ảo giác, mê sảng do tác dụng phụ của miếng dán say xe, phải nằm lại bệnh viện theo dõi.

Cũng tại TPHCM mới đây, vì muốn thưởng cho con gái 8 tuổi đạt thành tích học tập cao, bố mẹ cháu H.M (ở Hóc Môn) đã cho con đi chơi ngoại thành. Do say xe, nhưng con không muốn uống thuốc nên bố mẹ mua miếng dán chống say dán hai bên mang tai cho con. Trở về sau chuyến đi chơi, cháu bé có dấu hiệu mất nhận thức, rối loạn tri giác khiến bố mẹ hết sức lo lắng. Cháu được đưa tới Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng lơ mơ, la hét.

Qua thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh tình của cháu bé xuất phát từ miếng dán chống say tàu xe. Qua 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục, các hành vi mất kiểm soát cũng biến mất.

Cũng là nạn nhân của miếng dán chống say xe, cách đây không lâu, chị K.T lên mạng xã hội Facebook chia sẻ biến cố với con gái 6 tuổi. Theo chị K.T, khi đưa con về quê, chồng chị đã mua miếng dán chống say tàu xe dán vào cho con. Dán cho con lúc 6h sáng, khoảng 11h trưa khi con đi chơi về thì thấy mặt ửng đỏ, tưởng con bị say nắng, chị T bắt con nghỉ ngơi.

Trong chuyến đi hôm đó, con chị ngủ rất ngon và không bị nôn ói. Đến 16h cùng ngày, chị T thấy con có biểu hiện không bình thường: Miệng nói nhảm, không nhận rõ vật, đi loạng choạng, bị đâm đầu vào tường và bàn ghế mà không biết, thậm chí không nhận ra được bố mẹ; hoạt động lúc nhanh, lúc đờ đẫn.

Càng về khuya, cháu bé có biểu hiện nặng hơn, tự cào cấu mặt mũi, la hét, đi lại không ngừng. Sợ con gây thương tích, vợ chồng chị phải cho con cào cấu mình. Đến 5h sáng, cháu bé tỉnh táo hơn nhưng mấy ngày sau mắt vẫn bị mờ, không nhìn rõ mọi vật, trí nhớ chưa phục hồi hoàn toàn.

Đưa con đến bệnh viện, gia đình mới tá hỏa khi bác sĩ cho biết cháu bé bị ngộ độc miếng dán say tàu xe. Do trong miếng dán có thành phần scopolamine 1,5 mg/miếng, có tác dụng phụ là liệt cơ mắt, giãn đồng tử, làm mờ mắt khiến mắt không nhìn gần được. Tác dụng phụ sẽ đỡ sau 72 giờ.

Đọc kỹ, hỏi kỹ trước khi dùng cho trẻ

Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội), thành phần các loại miếng dán trên thị trường đa phần đều có chứa dược chất scopolamine. Khi được dán lên bề mặt da, các dược chất này sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu có tác dụng chống co thắt, giảm buồn nôn và nôn do say tàu xe. Tuy nhiên, do miếng dán được dán ngay sau tai nên thuốc ngấm vào tĩnh mạch não nhanh rồi tác dụng ngay lên các cơ quan của não. Điều này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như liệt đối giao cảm (do tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện do miếng dán đột nhiên tăng trở lại, một phần vì trong dịp hè, trẻ được bố mẹ cho đi chơi xa. Trong khi đó, các bác sĩ đã cảnh báo rất nhiều lần về tác dụng phụ của miếng dán say tàu xe. Mỗi năm bệnh viện vẫn tiếp nhận trên 10 trường hợp trẻ hôn mê, hoảng loạn do miếng dán.

BS Hữu Khanh cho biết, miếng dán chống say tàu xe chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, người có các bệnh về gan, thận và nhất là trẻ dưới 12 tuổi. Trường hợp trẻ gặp biến chứng vì nguyên nhân này, một phần do người bán thiếu trách nhiệm, không hướng dẫn kỹ, phần khác là vì cha mẹ cũng chủ quan, không đọc kỹ cách sử dụng.

“Miếng dán chỉ hiệu quả với người lớn, tuyệt đối không dùng cho trẻ em do chất scopolamine trong miếng dán sẽ khiến trẻ bị hoảng hoạn, hôn mê, nói sảng... Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh, nặng hơn nữa là ngưng thở”, BS Hữu Khanh khuyến cáo. Nếu trẻ nhập viện khi đã tháo miếng dán ra, bác sĩ dễ nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh khác như bệnh viêm não… Lúc này, tình trạng càng nguy hiểm hơn.

Dù được khuyến cáo không dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhưng chúng tôi vẫn dễ dàng mua miếng dán chống say xe cho trẻ em. Tại một hiệu thuốc Tây ở phố Linh Đường (Hoàng Mai, Hà Nội), người bán cho biết, có nhiều loại có thể dùng cho trẻ em, nhưng liều lượng dùng khác nhau. Như loại Ari… với liều ½ miếng/trẻ trên 8 tuổi, nhưng có loại khác lại dùng được cho cả trẻ sơ sinh, với liều 1/2 miếng/lần, với trẻ lớn hơn là 1 miếng/lần. Giá của mỗi miếng dán chỉ từ 10.000 - 20.000 đồng.

Theo BS Hữu Khanh, nếu trẻ bị say tàu xe, cha mẹ nên dùng các biện pháp dân gian như: Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói, khi lên xe đừng nhắc chuyện say xe, dùng gừng xoa hai bên mang tai trước khi lên xe... thay vì dùng miếng dán.

Các chuyên gia khuyến cáo, không được dán miếng dán chống say tàu xe ở nơi da bị kích thích hay trầy xước, sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc. Khi dùng nếu có triệu chứng bất thường như nhìn mờ, hoa mắt, nhức đầu... phải bóc miếng dán ngay. Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em nếu các bé lấy dán vào da.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 18 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top