Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Trùm' lẩu nướng Golden Gate: Lãi lớn, trả cổ tức siêu khủng

Thứ năm, 11:27 14/09/2023 | Bảo vệ người tiêu dùng

Golden Gate sở hữu 450 nhà hàng lẩu nướng trên khắp cả nước, ghi nhận lợi nhuận bùng nổ trong năm vừa qua và chi trả cổ tức lên tới 257%. Temasek của Singapore đã trở thành cổ đông lớn.

Lãi lớn, trả cổ tức khủng

CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị về việc trả cổ tức năm 2022. Theo đó, doanh nghiệp với cái tên không mấy quen thuộc này cho biết, ngày 16/10 sẽ chốt quyền trả cổ tức còn lại bằng tiền với tỷ lệ 192%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 19.200 đồng.

Golden Gate cũng thông báo về việc thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2022 tỷ lệ 65% bằng tiền mặt (tương đương 6.500 đồng/cp) mà công ty đã chốt quyền thực hiện trước đó. Doanh nghiệp sẽ chi trả bằng tiền mặt cho khoản này vào ngày 30/11.

Như vậy, tổng cộng, Golden Gate sẽ trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 257%, tương đương 25.700 đồng/cp. Hiện Golden Gate có 7,69 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương đương vốn 76,9 tỷ đồng.

Có thể thấy, đây là tỷ lệ cổ tức lớn hiếm có trên thị trường. Vinamilk được biết đến là một doanh nghiệp trả cổ tức ở mức rất cao và đều đặn trong cả thập kỷ qua, nhưng mức cổ tức cũng chỉ khoảng 40-50%/năm do quy mô vốn lớn.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận bứt phá và trả cổ tức cao cao vút trong năm 2022 nhưng mức chi trả cũng chưa cao bằng Golden Gate.

'Trùm' lẩu nướng Golden Gate: Lãi lớn, trả cổ tức siêu khủng - Ảnh 1.

Dược phẩm Hà Tây (DHT) chốt trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ rất với 180% nhờ kết quả kinh doanh năm vừa qua rất tích cực, lãi ròng tăng gần 39% so với năm 2021, lên mức cao kỷ lục: gần 99 tỷ đồng. Doanh nghiệp đình đám FPT Telecom (FOX) cũng đã chốt cổ tức đợt 2 là 20%. Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (ICN) đã tạm ứng 3 đợt cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 150% bằng tiền mặt.

Sở dĩ Golden Gate trả cổ tức với tỷ lệ khủng bởi trong năm 2022 Golden Gate đạt lợi nhuận kỷ lục. Doanh thu đạt gần 7.000 tỷ đồng, cao gấp đôi năm 2021. Lãi ròng đạt hơn 658 tỷ đồng, trái ngược với khoản lỗ hơn 430 tỷ đồng trong năm 2021.

Golden Gate được biết đến là doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng mới nổi trong nhiều năm qua tại Việt Nam, với các thương hiệu như lẩu nấm Ashima, Gogi House, Vuvuzela…

Cho đến nay, Golden Gate sở hữu hàng chục thương hiệu với 450 nhà hàng theo nhiều phong cách khách nhau trên phạm vị cả nước. Mỗi năm phục vụ hàng chục triệu khách hàng.

Một số chuỗi nhà hàng tiêu biểu của Golden Gate có thể kể đến như lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), các chuỗi nhà hàng nướng Gogi House và Sumo BBQ; Cowboy Jack's (pizza cho giới trẻ), chuỗi nhà hàng bia Vuvuzela và Citybeer Station..

Dàn lãnh đạo kín tiếng

CTCP Tập đoàn Golden Gate (trước là CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng) được thành lập năm 2005.

CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng đã chính thức đổi tên thành CTCP Tập đoàn Golden Gate kể từ ngày 2/6/2023.

Golden Gate được thành lập bởi 3 doanh nhân là ông Đào Thế Vinh (1972), ông Nguyễn Xuân Tường (1972) và ông Trần Việt Trung. Đây là một doanh nghiệp, theo lời tự giới thiệu, là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam, với 5 phong cách ẩm thực chính, bao gồm lẩu, nướng, món Á, món Âu và cà phê.

Golden Gate khởi đầu với thương hiệu lẩu nấm Ashima tại Hà Nội và TP.HCM với việc bắt chước mô hình tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Golden Gate chỉ thực sự bứt phá với sự xuất hiện của 2 thương hiệu lẩu băng chuyền Kichi-Kichi và SumoBBQ cách đây hơn thập kỷ. Lẩu băng chuyền thời kỳ đầu ở Hà Nội đã gây tiếng vang lớn với mô hình mới lạ, khác với những nhà hàng lầu truyền thống.

Kichi-Kichi là chuỗi nhà hàng chuyên về buffet lẩu hiện đại, mang phong cách Nhật Bản. Trong một thời gian dài, các nhà hàng Kichi Kichi được mở ra ở khắp nơi mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.

Trong khi đó, Sumo BBQ được biết đến là chuỗi nhà hàng ẩm thực Nhật Bản cao cấp tại Việt Nam chuyên buffet lẩu nướng đa dạng, phong phú.

Sau Kichi-Kichi và Sumo BBQ, Golden Gate đã phát triển nhanh chóng, nâng tổng số thương hiệu lên hơn 20 chuỗi, với tổng số nhà hàng lên 450 đơn vị, với nhiều thương hiệu mới gần đây như Gogi House, Hutong, Manwah… và được mệnh danh là ‘ông trùm” trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng ở Việt Nam.

Ở thời kỳ đầu, ông Vinh, ông Trường và ông Trung từng sở hữu một lượng lớn cổ phần Golden Gate. Tuy nhiên, tỷ này giảm mạnh khi có cổ đông tổ chức xuất hiện.

Tính đến giữa năm 2023, CTCP Golden Gate Partners (Golden Gate Partners) là cổ đông lớn nhất ở Golden Gate với tỷ lệ sở hữu 43,88% vốn điều lệ, tương đương 3,37 triệu cổ phần.

Các ông Đào Thế Vinh, Nguyễn Xuân Tường và Trần Việt Trung là cổ đông sáng lập của Golden Gate, đồng thời cũng là cổ đông của Golden Gate Partners. Ba doanh nhân này trực tiếp nắm giữ 5,23%, 3,06% và 2,29% cổ phần tại Golden Gate.

Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một lượng lớn cổ phần của Golden Gate.

Hồi tháng 3/2023, cơ cấu cổ đông Golden Gate còn có sự thay đổi khi xuất hiện nhóm cổ đông từ Temasek (thuộc Chính phủ Singapore), Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte Ltd sau khi nhận chuyển nhượng gần 36% vốn Golden Gate từ một nhóm cổ đông hiện hữu.

Nhóm ba nhà đầu tư ngoại này mua cổ phần Prosperity Food Concepts Pte Ltd, ông Trần Việt Trung và ông Nguyễn Xuân Tường từ đầu năm 2023.

Trong năm 2023, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.887 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Lợi nhuận dự kiến đạt 167 tỷ đồng. Kế hoạch khiêm tốn được đặt ra trong bối cảnh sức cầu tiêu dùng tại Việt Nam suy giảm.

Hiện trên thị trường ẩm thực lẩu nướng, Golden Gate có đối thủ là Redsun với các thương hiệu như ThaiExpress, King BBQ, Sushi Kei…

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Công ty CP Dầu khí Nam Long bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu

Công ty CP Dầu khí Nam Long bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ Công Thương vừa có Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ kiều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long.

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện nay trên cả nước còn 16 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (giảm 04 doanh nghiệp so với đầu năm 2024).

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo luật sư, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, theo quy định, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng sữa bột giả của các công ty vi phạm.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nhót chín cây mua tại vườn rẻ bèo, xuống phố tiểu thương bán đắt gấp 5

Nhót chín cây mua tại vườn rẻ bèo, xuống phố tiểu thương bán đắt gấp 5

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

Nhót chín được người dân xã Dương Liễu (Hà Nội) thu hoạch bán với giá 20.000 -25.000 đồng/kg, tuy nhiên khi lên phố loại quả này đang đắt gấp 5 lần.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.

Vụ kẹo rau củ Kera: Thêm nhiều sản phẩm do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất, được quảng cáo như 'thần dược'

Vụ kẹo rau củ Kera: Thêm nhiều sản phẩm do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất, được quảng cáo như 'thần dược'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Mặc dù Website chính thức của Công ty Cổ phần Asia Life đã tạm dừng hoạt động nhưng sau vụ kẹo rau củ Kera chứa chất Sorbitol, người tiêu dùng đang truyền tay nhau hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe do công ty này sản xuất.

Top