Trứng gà rẻ nhưng ăn trứng bao nhiêu là đủ? tuyệt đối không làm điều này khi mua trứng để giữ an toàn cho cả gia đình bạn
GĐXH - Trứng gà khi mua về tuyệt đối không rửa vì sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài vỏ trứng. Các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi trong không khí… đều có thể thẩm thấu vào bên trong trứng.

Thời gian gần đây, trứng gà được bày bán nhiều với giá rẻ bất ngờ trên một số các tuyến phố Hà Nội. Tranh thủ thời điểm trứng rẻ, nhiều người mua về tích trữ để ăn dần. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản trứng nhiều người mắc một sai lầm nghiêm trọng, đó là thói quen rửa sạch sẽ trước khi cất giữ.
Một số bà nội trợ cho rằng trong quá trình vận chuyển trứng dễ dính bụi bẩn, thậm chí dính cả phân nên phải rửa sạch để vi khuẩn không lây nhiễm ra các thực phẩm khác. Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân gây bệnh cho cả gia đình.
Vì sao không nên rửa vỏ trứng gà trước khi tích trữ?

Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia nông nghiệp, vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu từ muối canxi (93,5%) có chức năng bảo vệ các thành phần bên trong của trứng. Trên bề mặt của vỏ trứng có các lỗ khí kích thước rất nhỏ, người ta đã đếm được 7.000 - 7.600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ khoảng 0,2 - 0,4 mm. Sau đó đến hai lớp màng vỏ được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo vào nhau. Một lớp dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát vào lớp lòng trắng ngoài. Độ dày của hai lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069 mm, cả hai lớp đều có lỗ cho không khí đi vào bên trong giúp cho phôi hô hấp, phát triển.
Trong quá trình rửa trứng sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài vỏ trứng, các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi trong không khí… đều có thể thẩm thấu vào bên trong trứng. Khi xâm nhập vào trong quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng có trong trứng để nhân lên.
Để bảo quản trứng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo khi mua trứng về chỉ nên dùng khăn ướt lau qua một lượt cho hết bụi bẩn rồi bảo quản trong tủ lạnh, tránh vi khuẩn từ vỏ trứng lây lan sang các loại thức ăn khác.
Trứng gà để được bao lâu thì an toàn?

Ảnh minh họa
Tùy vào điều kiện bảo quản sẽ quyết định trứng gà để được bao lâu. Thông thường, trứng gà để ở nhiệt độ phòng bình thường có thể giữ được trong khoảng 7 – 10 ngày. Trứng gà để tủ lạnh hoặc được bảo quản lạnh đúng cách có thể giữ được khoảng 5 – 6 tuần.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng trứng gà trong thời gian tối đa là 30 ngày khi bảo quản lạnh phù hợp tính từ ngày sản xuất. Nếu người tiêu dùng mua trứng ngoài chợ và không biết cụ thể ngày sản xuất thì nên dùng trứng trong tối đa 3 tuần từ lúc mua.
Ăn trứng gà để lâu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Ảnh minh họa
Nguy cơ đầu tiên khi ăn phải trứng quá hạn đó là nhiễm khuẩn Salmonella, đây là một dạng ngộ độc thực phẩm. Salmonella là một loại vi khuẩn có thể phát triển cả trên vỏ và bên trong lòng đỏ và lòng trắng trứng. Nhiễm khuẩn Salmonella xảy ra do ăn phải trứng quá hạn, chế biến trứng không đúng cách, trứng chưa được tiệt trùng.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella có thể bao gồm: bệnh tiêu chảy, chuột rút ở bụng, sốt, nôn mửa. Các triệu chứng thường phát triển từ 6–48 giờ sau khi ăn trứng bị nhiễm độc và kéo dài trong khoảng 4–7 ngày. Hầu hết mọi người phục hồi sau khi nhiễm vi khuẩn Salmonella mà không cần dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, những người gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng có thể phải nhập viện.
Ăn trứng gà bao nhiêu là đủ?
Trứng là món ăn hấp dẫn với nhiều lứa tuổi, nhưng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải. Theo khuyến cáo, nên căn cứ vào độ tuổi và cơ địa mỗi người để tính toán lượng trứng phù hợp.

Ảnh minh họa
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.