Hà Nội
23°C / 22-25°C

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: Phải tăng cường tri thức, đáp ứng nhiệm vụ mới

Thứ hai, 08:15 21/02/2011 | Xã hội

GiadinhNet-TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng TCDS-KHHGĐ trả lời Báo GĐ&XH một số vấn đề trước thềm Hội nghị Chuyên đề DS-KHHGĐ toàn quốc.

TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh: "Sau gần 50 năm thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả quan trọng với nhiều thành tựu tốt đẹp".
 
Chương trình DS- KHHGĐ tạo được sự đồng thuận cao trong
 cộng đồng. Ảnh: PV
 
Những lợi ích to lớn
 
Đánh giá ngắn gọn nhất của ông về công tác DS-KHHGĐ trong chặng đường 10 năm qua?
 
- Sự kiên trì thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh sản - người dân tự nguyện thực hiện KHHGĐ, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 73,9% (năm 2000) lên đến 80,3% (năm 2010). Trong vòng 50 năm qua, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm xuống còn 1/3 (từ 6 - 7 con xuống còn 2 con). Nhờ thành tựu giảm sinh, tốc độ tăng dân số đã chậm lại, quy mô dân số năm 2010 là 87 triệu người, ít hơn 2 triệu người so với mục tiêu Chiến lược Dân số 2001 - 2010 đề ra, đồng thời cũng giúp chúng ta đạt mức sinh thay thế trước 5 năm mục tiêu đã đề ra.
 

Trong mấy năm vừa qua, ngành dân số đã thử nghiệm triển khai một số mô hình, đề án như: "Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân", "Giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống", "Giảm tỉ lệ bệnh Thalassemia tại cộng đồng", "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh"… đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi mà thực chất là làm giảm tỷ lệ bệnh, tật của thai nhi và trẻ sơ sinh, làm tăng chất lượng "đầu vào" của Dân số.  

Kỳ tích của việc chuyển đổi hành vi này đã đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, cơ hội học tập, việc làm, thu nhập, địa vị xã hội của phụ nữ... Đồng thời nó cũng tạo ra "cơ cấu dân số vàng" (số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc - cơ hội để chúng ta nắm bắt, tận dụng đưa đất nước "cất cánh") và góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP), giúp Việt Nam vượt qua khỏi ngưỡng của một nước nghèo. 

Chúng ta đã xây dựng Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020. Xin ông cho biết sự khác biệt của Chiến lược Dân số trong giai đoạn này so với giai đoạn 2001 - 2010?

- Trong giai đoạn 2001 - 2010, công tác DS-KHHGĐ đứng trước những thách thức của việc gia tăng và nguy cơ bùng nổ dân số. Công cuộc đổi mới, cùng những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội có nguy cơ "chìm" trước sức ép lớn của tốc độ gia tăng dân số nhanh. Chính vì lẽ đó, Chiến lược Dân số giai đoạn này tập trung chủ yếu vào mục tiêu giảm sinh, kiềm chế tốc độ gia tăng dân số. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tự nguyện của người dân, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu hết sức tốt đẹp kể trên.
 

TS Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)

 
Giai đoạn 2011 - 2020, đất nước ta đứng trước nhiều cơ hội phát triển cũng như nhiều thách thức mới. Do đó, trong Dự thảo Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020, các vấn đề về dân số được đặt ra toàn diện hơn so với trước đây, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số cũng như việc đáp ứng các dịch vụ dân số- sức khỏe sinh sản cho những người di cư; vấn đề dân số được gắn với việc chăm sóc sinh sản không chỉ vì hai lĩnh vực này cùng thuộc Bộ Y tế quản lý mà còn do mối quan hệ hữu cơ vốn có của nó. Nếu giai đoạn 2001 - 2010, Chiến lược Dân số chỉ đặt ra mục tiêu giảm sinh thì trong giai đoạn mới này, công tác dân số chuyển hướng từ lượng sang chất, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
 
Dù đã đạt những thành tựu trong giai đoạn vừa qua, song công tác dân số cũng đang đứng trước những thách thức lớn như mật độ dân số cao, quy mô dân số lớn, nhiều địa phương mức sinh còn cao và chưa đạt mức sinh thay thế. Đặc biệt là những biến đổi mới của cơ cấu dân số như chuyển từ "cơ cấu dân số trẻ" sang  "cơ cấu dân số vàng" và "già hóa dân số", tình trạng mất cân bằng giới tính có chiều hướng tăng, thể trạng của thanh thiếu niên Việt còn thua kém so với nhiều nước, tỷ lệ người khuyết tật còn cao, việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản,... Đó là những vấn đề được đặt ra cần được giải quyết trong Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020.
 
Trau dồi tri thức, rèn luyện bản lĩnh

Trong bối cảnh đó, ngành Dân số sẽ ưu tiên mục tiêu nào trong công tác dân số, thưa ông?

- Bên cạnh việc giải quyết các khó khăn thách thức đã được dự báo, chúng ta sẽ tập trung vào việc duy trì mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Trong đó, hoạt động ưu tiên là triển khai các mô hình: Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tránh những hệ lụy nghiêm trọng về thừa nam thiếu nữ trong tương lai; Triển khai các mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giảm tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Các hoạt động cụ thể này sẽ giúp từng bước nâng cao chất lượng dân số, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển của đất nước.
 
Góp phần thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ tại Việt Nam

Bình quân hằng năm hiện nay cả nước chỉ có khoảng 1,4 - 1,5 triệu phụ nữ mang thai và sinh đẻ, so với 2,2-2,3 triệu phụ nữ mang thai và sinh đẻ hàng năm nếu không có chương trình DS-KHHGĐ.
 
Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần làm giảm khoảng 90 vạn phụ nữ không tham gia vào sinh đẻ, không có nguy cơ tử vong do thai sản. Sự tương quan của việc sinh đẻ ít đã góp phần vào việc chăm sóc thai nghén và trẻ sơ sinh tốt hơn, hạ thấp mức chết ở trẻ em.
Việc duy trì mức sinh thay thế nhằm ổn định quy mô dân số cũng được tính toán rất chi tiết. Chúng tôi xác định, cần điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, từng tỉnh để làm sao tất cả các tỉnh đều đạt và dưới mức sinh thay thế (2,1 con) nhưng cũng không để xuống thấp quá, sẽ rất khó vực được mức sinh lên. Cho đến nay, nhiều nước đã thành công trong công tác giảm sinh song chưa có quốc gia nào thực sự thành công trong việc nâng mức sinh, đưa đến thách thức lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho một đất nước có cơ cấu "dân số già". Chúng ta có thể hình dung việc kiểm soát mức sinh trong giai đoạn tới cũng giống như kiểm soát tiền tệ: Cần đề phòng cả "lạm phát" cũng  như "thiểu phát". 
 
Việt Nam nói chung và ngành y tế (dân số) nói riêng cần có hành động gì để thay đổi nhận thức về công tác DS-KHHGĐ cho phù hợp với mục tiêu của Chiến lược DS-SKSS mới?
 
- Sự chuyển đổi cơ cấu dân số từ "dân số trẻ" sang "dân số vàng" và "già hoá dân số" sẽ tạo ra những cơ hội to lớn đi cùng với những thách thức gay gắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như sự phát triển của từng ngành, từng địa phương trên cả nước và đối với công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới.
 
Điều này đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức. Chúng tôi muốn các địa phương cần triển khai công tác dân số một cách toàn diện hơn, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dân số sẽ cùng gắn với việc cải thiện, chăm sóc SKSS cho người dân. Trong thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tập trung vào công tác giảm sinh là một công việc khó, những người làm công tác dân số từ Trung ương tới cơ sở đã làm rất tốt. Song, thời gian tới, công việc còn khó khăn gấp bội phần so với trước đây.
 
Khi công tác dân số chuyển từ số lượng sang chất lượng, đòi hỏi cán bộ dân số ở bất cứ cấp nào cũng phải tăng cường trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện về bản lĩnh để đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chúng ta không thể làm theo một lối mòn. Kinh nghiệm rất quý, nhưng kinh nghiệm không thể thay thế được tri thức và tri thức là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức mới. Điều đó đòi hỏi những người làm công tác dân số phải tự rèn luyện mình để làm sao đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho trong thời gian tới.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
Hà Thư (Thực hiện)
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cha mẹ cần cẩn trọng: Những kiểu 'thương con' có thể vi phạm pháp luật mà nhiều người không hay biết

Cha mẹ cần cẩn trọng: Những kiểu 'thương con' có thể vi phạm pháp luật mà nhiều người không hay biết

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Pháp luật đã quy định rõ ràng: Không ai có quyền bạo hành, xúc phạm hay làm tổn thương trẻ em, ngay cả khi đó là cha mẹ ruột.

Báo động đỏ: Hà Nội ô nhiễm không khí mức nguy hại sáng nay

Báo động đỏ: Hà Nội ô nhiễm không khí mức nguy hại sáng nay

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng 22.4, theo ứng dụng IQ Air, thành phố Hà Nội được ghi nhận có chất lượng không khí ở mức không lành mạnh và lọt vào nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Vụ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ: Hé lộ đặc điểm nhận dạng của nghi phạm

Vụ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ: Hé lộ đặc điểm nhận dạng của nghi phạm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) vừa phát đi thông tin truy tìm đối tượng cướp tài sản tại Phòng giao dịch Phú Mỹ của Ngân hàng VietinBank (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội).

Nạn nhân vụ lật xe chở 20 học sinh tại Gia Lai: ‘May là xe chạy chậm’

Nạn nhân vụ lật xe chở 20 học sinh tại Gia Lai: ‘May là xe chạy chậm’

Thời sự - 2 giờ trước

Sau tiếng va chạm lớn, xe ô tô chở 20 học sinh huyện Chư Prông (Gia Lai) lật ngửa dưới taluy âm khoảng 5m khiến người dân và học sinh trên xe la hét, hoảng loạn.

Liều lĩnh mang ma túy lên xe ô tô để sử dụng

Liều lĩnh mang ma túy lên xe ô tô để sử dụng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Phát hiện xe ô tô nhãn hiệu Mazda có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác tiến hành kiểm tra phát hiện 3 đối tượng cùng số ma túy mang theo để sử dụng.

Người đàn ông nghi giết người rồi đốt xe ô tô tự tử ở Đà Nẵng

Người đàn ông nghi giết người rồi đốt xe ô tô tự tử ở Đà Nẵng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đang tiến hành phong tỏa hiện trường, điều tra vụ 2 người tử vong nghi án mạng xảy ra trên đường Hoàng Thị Loan (TP Đà Nẵng) sáng 22/4.

Hà Nội: Khống chế đám cháy nhà dân nằm sát trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm

Hà Nội: Khống chế đám cháy nhà dân nằm sát trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 22/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một nhà dân nằm cạnh Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Vụ hỏa hoạn khiến nhà trường phải sơ tán khẩn cấp hàng trăm học sinh.

Khung giờ sinh Âm lịch của những người giàu có, hậu vận an nhàn

Khung giờ sinh Âm lịch của những người giàu có, hậu vận an nhàn

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những người sinh vào các khung giờ Âm lịch này sẽ có một cuộc đời phú quý, có nhiều cơ hội phát huy tài năng, giàu có một phương.

Thần Tài viết tên 4 con giáp này, càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi

Thần Tài viết tên 4 con giáp này, càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, top con giáp may mắn tuần mới, dưới đây là những con giáp càng gần nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tài lộc càng ùn ùn đổ về túi.

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp tràn xuống miền Bắc

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp tràn xuống miền Bắc

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng 24/4 và 27/4, hai đợt không khí lạnh yếu tràn về miền Bắc. Nắng nóng khu vực này chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Top