Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ chuyện tai nạn tôn cứa cổ đến bài học cứu sống nạn nhân nếu sơ cứu đúng cách

Thứ ba, 08:00 27/09/2016 |

GiadinhNet - Theo các bác sĩ, 2 cái chết liên tiếp do tai nạn vì tôn cứa cổ cuối tuần qua là vô cùng đáng tiếc do một phần nạn nhân chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường.

Liên tiếp các vụ tai nạn bị tôn cứa cổ

Chiều ngày 25/9 vừa qua, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nữ 66 tuổi (trú Hòa Bình) bị một vết thương dài 20 cm ở mặt trước cổ.

Bác sĩ Nguyễn Trí Tuệ (Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Quân y 103) thông tin, khoảng 15h ngày 25/9, nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đứt khí quản, tổn thương mạch cảnh hai bên, ngừng tuần hoàn. Được cấp cứu, ép tim, nhưng 40 phút sau người bệnh tử vong.

Theo bác sĩ Tuệ, qua khai thác người nhà được biết, bệnh nhân đang ngồi bên lề đường, đoạn cầu Chương Mỹ (Hà Nội) thì có xe bò chở tôn đi qua. Dây chun chằng xe bò bị đứt, tấm tôn bung ra và cứa trúng cổ nạn nhân.

Trước đó chiều 23/9, trên phố Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), bé trai 9 tuổi đạp xe trên đường do không để ý chiếc xích lô chở tôn đỗ bên đường nên đâm vào. Cú đâm mạnh khiến miếng tôn cứa ngang cổ bé. Bé trai được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, nhưng do vết thương quá nặng, mất máu nhiều, nên cháu bé đã tử vong ngay trong

Vì sao nạn nhân bị thương ở cổ dễ tử vong hơn?

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, 2 cái chết liên tiếp do tai nạn vì tôn cứa cổ cuối tuần qua là vô cùng đáng tiếc do một phần nạn nhân chưa được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Điều này cho thấy một thực tế đáng buồn là kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương trong cộng đồng Việt vẫn còn chưa tốt, đặc biệt là cách cầm máu. Trong thực tế, những vết thương mạch máu như trên nếu được sơ cứu đúng cách, đảm bảo không mất máu quá nhiều, khi đến bệnh viện chỉ cần được khâu nối lại là có thể cứu được tính mạng nạn nhân.

Theo BS Hậu nạn nhân nhập khoa cấp cứu vì vết thương và chấn thương là rất thường gặp, trong đó vết thương mạch máu chiếm số lượng không nhỏ. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt do các vật sắc nhọn như dao, thanh kim loại, tấm tôn, dây cước…Những vết thương này có thể chỉ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ tự cầm nhưng cũng có thể dẫn đến tình trạng mất máu rất nghiêm trọng gây tử vong cho nạn nhân nếu không được sơ cứu ban đầu đúng cách và chậm trễ thời gian đến bệnh viện.

Nạn nhân bị vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của tai nạn, tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh, nhưng còn có thể do sự lo lắng, thấy nhiều máu rồi sợ hãi ngất xỉu. Người dân còn lại tại hiện trường theo tâm lý chung rất hay sợ khi thấy máu, không ai dám xông vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân, lại mất bình tĩnh khi thấy có nhiều máu làm cho việc sơ cứu ban đầu những vết thương mạch máu hay chấn thương có mất máu rất trì trệ.

Bình thường một lần hiến máu có thể đến 350 ml mà người hiến máu vẫn có thể làm việc bình thường. Do đó, lượng máu mất ngay cả đến 1000ml nếu tạm cầm vẫn có thể cứu mạng nạn nhân bình thường. Tuy nhiên, tâm lý chung của mọi người nếu thấy nạn nhân mất máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ nạn nhân đã chết lại càng chậm trễ thêm nữa.

Sơ cứu nạn nhân bị tôn cứa cổ bằng cách nào?


Mất máu rất dễ dẫn đến tử vong nhưng nếu biết cách sơ cứu thì hoàn toàn có thể cứu được (Ảnh minh họa)

Mất máu rất dễ dẫn đến tử vong nhưng nếu biết cách sơ cứu thì hoàn toàn có thể cứu được (Ảnh minh họa)

Kỹ năng sơ cấp cứu vết thương mạch máu đúng cách không phải là một kỹ năng quá phức tạp để thực hiện. Điều quan trọng là người sơ cấp cứu tại hiện trường phải thật bình tĩnh, lập tức lấy tay bịt vết thương bằng vải, quần áo, khăn hoặc bất cứ vật liệu nào có thể bịt, cầm máu hoặc gọi người xung quanh hỗ trợ, ép ngay chỗ đang chảy máu. Tiếp đó, người sơ cứu dùng các vật dụng hiện có tại nơi xảy ra tai nạn băng ép có trọng điểm để cầm máu vết thương, trong thời gian sớm nhất đảm bảo vận chuyển an toàn nạn nhân đến cơ sơ y tế hay bệnh viện gần nhất cấp cứu.

Theo phân tích của bác sĩ Hậu, trường hợp nạn nhân bị tôn cứa ở vùng cổ khả năng mất máu sẽ nghiêm trọng hơn vì 2 bên cổ là 2 hệ thống động mạch cảnh, là mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Hệ thống động mạch lớn rất quan trọng của cơ thể nhưng lại khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng tử vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do để không làm gì cứu nạn nhân.


Hình ảnh băng ép vết thương qua vùng cổ (Ảnh minh họa).

Hình ảnh băng ép vết thương qua vùng cổ (Ảnh minh họa).

Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải tuân theo nguyên tắc cơ bản của sơ cứu vết thương mạch máu là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có sẵn như gạc, khăn tay hay miếng vải cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương. Có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân.

Cách đơn giản hơn rất nhiều giúp người sơ cứu dễ làm và dễ nhớ là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Chú ý cố định vùng cổ rồi nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Hình ảnh băng ép vết thương từ vùng cổ qua nách đối diện với bất kỳ vật dụng gì (Ảnh minh họa).
Hình ảnh băng ép vết thương từ vùng cổ qua nách đối diện với bất kỳ vật dụng gì (Ảnh minh họa).

Một số quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp thuốc lá, tro, các loại bột, hay che vết thương lại bằng quần áo,…vì dễ làm vết thương nhiễm trùng, không quan sát được máu chảy, làm nguy hại hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.

Nếu làm tốt giai đoạn sơ cứu tại hiện trường thì rất nhiều người sẽ được cơ hội cứu chữa hơn, chi phí điều trị sau đó thấp hơn đặc biệt ở môi trường mà có rất nhiều người dân bị tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt như ở Việt Nam.

Qua những vụ việc đáng tiếc trên, về khía cạnh y khoa, các bác sĩ khuyến cáo, việc phổ biến kiến thức sơ cấp cứu cho người dân từ các cơ quan đoàn thể nói riêng và ngành y tế nói chung là rất cần thiết. Nếu làm tốt giai đoạn sơ cứu tại hiện trường thì nhiều nạn nhân sẽ được cơ hội cứu sống hơn, chi phí điều trị sau đó thấp hơn. Đặc biệt hữu ích trong bối cảnh có rất nhiều người dân bị tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt như ở Việt Nam.

Hiện nay hội chữ thập đỏ, bệnh viện lớn, trung tâm cấp cứu đều mở lớp sơ cấp cứu cho các cơ quan, trường học, đoàn thể, hội nghề nghiệp… song lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Bác sĩ Hậu nhìn nhận: ''Nhiều người nghĩ rằng học kỹ năng này cả đời không dùng đến thì rất phí, tốn thời gian. Thật ra khi sơ cứu thành công, giúp cứu tính mạng một người thì không hạnh phúc nào có thể đánh đổi được''.

Phạm Hậu (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc

Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc

Không gian sống - 1 giờ trước

Nằm duyên dáng trên sườn đồi, căn biệt thự được thiết kế hiện đại, hài hoà với môi trường tự nhiên xung quanh.

Khi mua căn nhà thứ 3, tôi quyết định không lắp tủ giày truyền thống nữa và nó thực sự hiệu quả!

Khi mua căn nhà thứ 3, tôi quyết định không lắp tủ giày truyền thống nữa và nó thực sự hiệu quả!

Không gian sống - 1 giờ trước

Ban đầu, thiết kế tủ giày truyền thống này có vẻ rất thiết thực, nhưng sau khi nó được lắp đặt thực sự, tôi thấy không gian ở sảnh vào thật lãng phí.

Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết

Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết

- 2 giờ trước

GĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.

Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất

Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất

Phong thủy - 3 giờ trước

GĐXH - Dâng kỷ nước lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cùng thần linh giữ nhà. Kỷ nước thường được đi theo bộ 3 chén hoặc 5 chén.

Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà

Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà

Phong thủy - 5 giờ trước

GĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.

Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ

Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ

Không gian sống - 18 giờ trước

GĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.

Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024

Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024

- 18 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.

Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!

Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!

Mẹo vặt - 21 giờ trước

Cuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước

Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước

Mẹo vặt - 21 giờ trước

Cửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?

Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng

Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng

Không gian sống - 21 giờ trước

Dù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.

Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh

Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh

Không gian sống

GĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".

Top