Tư thế ngủ thông dụng gây hại cho cơ thể nhiều người không biết
Nhiều người có thói quen nằm sấp khi ngủ nhưng đây là một tư thế không có lợi cho sức khỏe.
Đối với trẻ nhỏ, nằm sấp khi ngủ có thể gây ra tình trạng mặt bẹt, mũi vẹo, nguy cơ ngạt thở do mũi, miệng bị bịt.
Đối với người lớn, nằm sấp khi ngủ có những nguy hiểm sau:
1. Hại mắt
Tư thế ngủ sấp khiến các chất dịch trong cơ thể dồn xuống mắt, chèn ép nhãn cầu, gây tăng nhãn áp. Sau khi ngủ dậy, người đó rất dễ bị mờ mắt tạm thời trong thời gian ngắn, nếu để lâu có thể gây ra các bệnh về mắt.

Ảnh minh họa: Sleepyti
2. Nghẹt mũi, chóng mặt
Khi chìm vào giấc ngủ, mức độ trao đổi chất trong cơ thể thấp hơn khi thức, chức năng điều hòa thân nhiệt cũng bị chậm lại. Nằm sấp khi ngủ rất khó giữ ấm. Lúc này bạn dễ bị cảm lạnh gây nghẹt mũi, chóng mặt.
3. Tăng tốc độ lão hóa da mặt
Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, da mặt dễ bị nhăn, xấu đi.
4. Khó thở
Các cơ quan nội tạng ở ngực và bụng bị chèn ép, chuyển động thở bình thường bị cản trở, dẫn đến khó thở.
5. Cổ cứng và đau
Ngủ sấp khiến cột sống cổ ở trạng thái xoay sẽ khiến một số cơ ở cổ căng, gây cứng cổ và đau nhức.
6. Gặp ác mộng
Lồng ngực sẽ bị dồn nén, người bệnh dễ cảm thấy hoạt động của tim bị cản trở và khó thở. Loại kích thích bên ngoài này được truyền đến vỏ não có thể gây ra ác mộng.
7. Càng ngủ, càng mệt
Tư thế cơ thể bị cứng nhắc, không được thả lỏng hoàn toàn. Các cơ, tuyến mồ hôi, da trên cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng trong thời gian dài. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.
8. Không có lợi cho sự phát triển ngực và sức khỏe của phụ nữ
Đối với các bé gái vị thành niên, việc phát triển ngực không chỉ cần lượng dinh dưỡng đầy đủ mà còn phải chú ý đến tư thế ngủ. Nằm sấp khi ngủ trong thời gian dài sẽ chèn ép ngực và ảnh hưởng đến sự phát triển.
Đối với phụ nữ trưởng thành, sự chèn ép quá mức vào bầu ngực cũng dẫn đến thay đổi về hình dạng của bầu ngực.
Ngoài ra, khi bầu ngực bị đè nén trong thời gian dài, tốc độ tuần hoàn máu chậm lại, máu lưu thông không thông suốt, dẫn đến các bệnh về vú.

Tư thế ngủ nghiêng có lợi cho sức khỏe hơn. Ảnh minh họa: Sleepdoctor
Tư thế ngủ như thế nào thì có lợi?
Một số nghiên cứu tin rằng nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho con người. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp lứa tuổi, sức khỏe, bạn có thể lựa chọn tư thế ngủ phù hợp.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nằm ngửa
Với trẻ dưới 6 tuổi, xương chưa phát triển hoàn thiện, đầu to, cha mẹ nên cho con nằm ngửa, không kê gối. Tư thế ngủ này có thể làm giãn cơ toàn thân, giảm thiểu áp lực lên các cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như tim, đường tiêu hóa và bàng quang.
Cha mẹ cần lưu ý, trẻ sau khi bú rất dễ bị đầy hơi. Bác sĩ khuyến cáo sau khi cho con bú, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng bên trước, sau nửa giờ đến một giờ mới cho trẻ nằm ngửa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có thể phát triển thể tích hộp sọ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Khi răng mọc và nhú lên, nhất là khi răng vĩnh viễn mọc, quá trình phát triển của khuôn mặt càng tăng nhanh.
Lúc này, nếu trẻ luôn ngủ nghiêng sẽ cản trở sự phát triển bình thường của răng, hàm, mặt, gây ra tình trạng phát triển không cân xứng trên khuôn mặt. Vì vậy, cha mẹ chủ yếu nên cho trẻ nằm ngửa.
Theo VietNamNet

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 9 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 13 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 22 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.