Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tử vong vì ăn côn trùng để “nâng cao sức khỏe”

Chủ nhật, 19:00 01/05/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những năm gần đây, nhiều người dân tìm đến "mốt" ăn côn trùng vì nghĩ chúng là thực phẩm sạch, bổ dưỡng. Nhưng đã có trường hợp phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Nạn nhân N đã tử vong vì ăn bọ rầy. Ảnh: T.L
Nạn nhân N đã tử vong vì ăn bọ rầy. Ảnh: T.L

Côn trùng dinh dưỡng nhưng cũng rất “độc”

Mới đây, thông tin về hai trường hợp tử vong do ăn bọ rầy một lần nữa cảnh báo tình trạng ngộ độc do sử dụng côn trùng lạ. Theo đó, ông Phạm Phú N, 46 tuổi, ở xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cùng với hai người khác đã ăn bọ rầy chiên (rán). Sau khi ăn, cả 3 người liên tục nôn ra máu, được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước cấp cứu. Do ngộ độc quá nặng một người đã tử vong, ông N được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam điều trị trong tình trạng nguy kịch, thận tổn thương, mạch yếu và cũng không qua khỏi. Bệnh nhân còn lại đang điều trị ở Trung tâm Y tế huyện.

Trước đó, trên toàn quốc đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc do ăn ấu trùng lạ, côn trùng. Năm 2014, vụ ngộ độc do ăn bọ xít đen chiên mỡ đã xảy ra ở huyện Than Uyên (Lai Châu) khiến 38 người phải nhập viện, trong đó có một người tử vong. Hay vụ 5 người dân xã Lộc Điền (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) ngộ độc nặng do uống rượu với món "khoái khẩu" là nhộng ve sầu…

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, GS.TSKH Vũ Quang Côn – Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho rằng, bọ rầy rang là một món ăn lạ và ông chưa từng nghe thấy bao giờ.

Côn trùng được coi là thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng. Như nhộng, châu chấu, bọ xít đã được người dân sử dụng nhiều trong bữa ăn. Và nó cũng là thực phẩm quý, có thể giúp tăng cường sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải loại côn trùng nào cũng ăn được, cần biết những loài côn trùng ăn được theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

Hiện nay người dân khi chế biến các loài côn trùng thường chỉ dựa vào kinh nghiệm, mà không hề biết làm thế nào để loại bỏ nọc độc của một số loại như bọ cạp, ong, nhện... Nên khi ăn vào có thể gây dị ứng mẩn ngứa, sưng tấy toàn thân, ngộ độc cấp tính, thậm chí là gây tử vong.

Hơn nữa, việc nhận biết những loài côn trùng có thể gây độc là không dễ dàng vì có tới hàng triệu loài. Điều đó dẫn tới trường hợp ăn nhầm những côn trùng độc, dù chế biến ở nhiệt độ cao như rang, nướng lên rồi chất độc cũng không phân hủy hết. Chẳng hạn, với hình thái có đặc điểm giống bọ xít, nhiều người đã nhầm với sâu ban miêu (hay còn gọi con bọ thầy cúng) sử dụng làm thực phẩm. Sâu ban miêu phân bố rộng khắp như đồng ruộng, rừng núi với hàng chục loài khác nhau. Loại côn trùng này nằm trong nhóm cực độc, các chất độc này nếu con người tiếp xúc phải nhẹ thì gây rộp da, bỏng, nặng thì có thể tử vong.

Nếu để ý quan sát, mọi người có thể phân biệt được sâu ban miêu và bọ xít. Bọ xít có tam giác ở lưng và có vòi, còn sâu ban miêu không có; thân sâu ban miêu màu đen, đầu màu đỏ.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến khác nhiều trường hợp ăn côn trùng bị ngộ độc. Đó là do côn trùng chết tiết ra độc tố, côn trùng nhiễm nấm độc hoặc côn trùng chứa nhựa cây độc không dễ phân hủy khi chế biến ở nhiệt độ cao. Thậm chí côn trùng chứa protein lạ cũng gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm… Trong cơ thể nhiều loại côn trùng còn có thể bị nhiễm loại nấm độc hay vi khuẩn ký sinh. Nếu ăn phải côn trùng bị nhiễm nấm độc có thể dị ứng, ngộ độc.

Cách xử lý nhanh khi ăn côn trùng ngộ độc

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), khi bị ngộ độc, người bệnh nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn hoặc có thể uống nước để tự gây nôn. Trường hợp nặng hơn hoặc hôn mê cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải. Trường hợp khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của bệnh nhân. Sau khi sơ cứu xong cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cấp cứu tại các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.

Để tránh bị ngộ độc khi ăn côn trùng, cần nắm rõ những khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Tuyệt đối không sử dụng, không "thử nghiệm" các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, loại đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ để chế biến thành thức ăn. Chỉ nên lựa chọn những loại nhộng, côn trùng phổ biến còn tươi sống để chế biến thành thức ăn.

Người có cơ địa dị ứng cần thận trọng trước khi ăn côn trùng, bảo đảm an toàn bằng cách ngâm, thả côn trùng vào nước muối, nước vôi… để côn trùng thải hết chất độc. Cần chế biến kỹ, tuyệt đối không ăn tái, ăn sống hoặc nấu chín nguyên con mà không qua sơ chế, vệ sinh… Trường hợp sau khi ăn côn trùng mà có biểu hiện khác thường như mệt mỏi, buồn nôn, mẩn ngứa… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

“Côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa dị ứng dễ bị ngộ độc hơn. Bởi vậy, nếu hay bị dị ứng với thức ăn thì bạn cần cân nhắc khi dùng thử các món côn trùng lạ. Biểu hiện của dị ứng thức ăn sau khi ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó thở…

Để tránh bị ngộ độc khi ăn côn trùng, cần nắm rõ những khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm: Tuyệt đối không sử dụng, không "thử nghiệm" các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, loại đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ để chế biến thành thức ăn. Chỉ nên lựa chọn những loại nhộng, côn trùng phổ biến còn tươi sống để chế biến thành thức ăn”.

GS.TSKH Vũ Quang Côn

H.My – N.Khánh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

Sống khỏe - 3 giờ trước

Lợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Mẹ và bé - 14 giờ trước

GĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Top