"Tung chiêu sự đã rồi", đôi vợ chồng mới cưới ở Bệnh viện Bạch Mai lao vào điểm nóng
GiadinhNet - Chỉ có vài giờ đồng hồ ngắn ngủi để chuẩn bị hành lý, đồ dùng cá nhân và bàn giao công việc ở viện, anh Thành, chị Huệ âm thầm lên đường, vào TP HCM mới gọi về báo gia đình....
Nhận lời hiệu triệu chi viện TP HCM từ cấp trên, điều dưỡng Tạ Văn Thành ở Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lặng nhìn vợ. Họ đã bàn tính với nhau từ rất lâu trước đó về tình huống này. Dòng tin nhắn đăng ký tình nguyện vào tâm dịch cùng lúc được gửi đi.
Không sợ khổ khi vào tâm dịch, chỉ lo...
Vợ mới cưới của anh Thành là chị Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1996, kém chồng 7 tuổi. Chị Huệ là điều dưỡng ở Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. 2 tháng trước, chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Bố chồng chị cũng vừa rời bàn mổ cách đây không lâu, đi lại khó khăn.
"Không sợ khổ khi vào tâm dịch, chỉ lo bố mẹ hai bên không đồng ý", vậy là đôi vợ chồng trẻ quyết định không thông báo mà âm thầm lên đường. Họ chỉ có vài giờ đồng hồ ngắn ngủi trong buổi sáng để chuẩn bị hành lý, đồ dùng cá nhân và bàn giao công việc ở bệnh viện.

Điều dưỡng viên ngoài chăm sóc, vệ sinh cho người bệnh, cho bệnh nhân ăn, thực hiện thuốc, thì phải theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy. Ảnh: BM
"Vào tới nơi, hai vợ chồng mới ngập ngừng gọi về cho gia đình khi "sự đã rồi". Ai cũng ngỡ ngàng vì sáng còn nhìn thấy hai vợ chồng ở nhà, chiều đã nghe tin con ở tâm dịch" - chị Huệ kể.
Bất ngờ, lo lắng, "hậu phương" của anh chị bật khóc. "Ông của tôi dành cả thanh xuân, sự nghiệp trong quân đội, chiến tranh, ông tự hào lắm vì cháu mình cũng đi "đánh giặc" vô hình trong thời bình... Ai cũng động viên. Nghe vậy là "tiền tuyến" chúng tôi thấy yên chí lớn với hậu phương rồi", chị Huệ hồ hởi.
Bệnh nhân phục hồi từng dấu hiệu nhỏ, cứ ngỡ như người thân thoát cửa tử
Vừa đặt chân đến tâm dịch lớn nhất cả nước, vợ chồng anh chị nhận nhiệm vụ tới Bệnh viện Dã chiến số 16, nơi có Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 lớn nhất nước do Bệnh viện Bạch Mai đảm trách.

Nhịp làm việc hối hả bên trong Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Dã chiến 16, TP HCM. Ảnh: BM
Mỗi ngày, đều đặn nhân viên y tế như anh chị đều phải mặc đồ bảo hộ suốt 8 tiếng giữa thời tiết nắng nóng 36, 37 độ C, mồ hôi ướt sũng thân. Gương mặt hằn vết khẩu trang. Tấm kính chắn mờ hơi nước nhưng không được lau. Đôi bàn tay nhăn nheo, da co dúm cả lại vì đeo găng tay y tế liên tục. Chưa kể, bàn chân trợt loét vì ngâm quá lâu trong mồ hôi của chính mình.
Trong khu hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, bệnh nhân đều phụ thuộc hết vào thầy thuốc. Điều dưỡng viên ngoài chăm sóc người bệnh, vệ sinh răng miệng, cho bệnh nhân ăn, thực hiện thuốc, thì phải theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy.
Chị Huệ đều giọng kể, như thể những công việc đó "quá đỗi bình thường". Nhưng thực tế, công việc của họ không thể "đều đều" như thế.

Số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng. Đã có lúc, anh chị tưởng chừng không chịu nổi những áp lực.
"Nhưng cứ nghĩ đến bao nhiêu bệnh nhân nằm bất động trên giường bệnh không tự chủ được, các đồng nghiệp cũng đang vắt kiệt sức để cứu chữa bệnh nhân, cán bộ y tế như chúng tôi lại tự nhủ bản thân không thể gục ngã lúc này" - chị xúc động...
Ở nơi không còn biết nắng mưa, ngày tháng, nơi tất cả các nhân viên y tế đang nỗ lực cao nhất để giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần thì niềm vui của anh chị là khi người bệnh từng bước phục hồi. Chị Huệ chia sẻ: "Mỗi bệnh nhân khỏe lên từng ngày, anh chị em mừng lắm. Cứ như người thân của mình vừa thoát khỏi cửa tử vậy".
8 tiếng/ca, trút bỏ bộ trang phục bảo hộ trắng toát, chị Huệ, anh Thành tự tìm cách "giải toả stress" bằng cách gọi điện về cho hậu phương, kể về những ngày lịch sử ở đây. Anh chị nói, đó là lúc được thư giãn, thoải mái, là liều "dopping" lớn lao cho ca làm việc tiếp theo....
Ngày 24/8, Bệnh viện Bạch Mai cử 2 chuyên gia đầu ngành về hồi sức và cấp cứu là PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9 và PGS.TS Đặng Quốc Tuấn - Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực vào trực tiếp đi buồng, điều hành chuyên môn tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID -19 tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP.HCM
Trước đó, hơn 500 nhân viên y tế của Bệnh viện đã lên đường vào tâm dịch TP.HCM. Họ đến từ các chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh… của viện.
Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai cũng cử 1.500 sinh viên và thầy cô trường Cao đẳng y tế Bạch Mai vào hỗ trợ TP HCM lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F0.
Võ Thu

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 9 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 14 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 2 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 3 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tếBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.