Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuổi thơ không bạn chẳng được đến trường

Chủ nhật, 08:00 13/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mới vào thu nhưng ở những ngọn núi vùng biên lạnh như giữa mùa đông, chúng tôi thắt lòng khi chứng kiến những đứa trẻ chân trần, manh áo cộc, mỏng manh bước ra khỏi nhà từ rất sớm. Mù chữ khi đã lên 10 tuổi, thay vì đến trường các em phải vào rừng kiếm củi, gùi nước. Cuộc sống chốn thâm sơn khó khăn vẫn chất chồng…

 

Cô bé Vừ Thị Dính bị mù do không có điều kiện đi khám. 	Ảnh: P.V
Cô bé Vừ Thị Dính bị mù do không có điều kiện đi khám. Ảnh: P.V

 

Anh mù chữ, em mù mắt

Người Hà Giang gọi xã Sủng Là là “ốc đảo”, bởi đây là thung lũng nằm gọn trong cao nguyên đá Đồng Văn. Thung lũng này đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng “Chuyện của Pao”. Đến đây, người ta nhớ đến một cô Pao xinh đẹp giữa những cánh đồng hoa cải. Nhưng những điều thơ mộng đẹp đẽ trong phim ảnh đó qua nhanh bởi cái thực tế khốn khó thường trực với những người dân nơi đây.

Ngôi nhà của ông Vừ Chá Sì lọt thỏm giữa rừng núi trập trùng. Bản Lao Xa là nơi xa nhất của Sủng Là, chỉ cách đường biên giới 2km về phía Bắc. Ông Vừa Chá Sì có 4 người con. Con gái đầu của ông đã đi lấy chồng. Đứa thứ hai bị thần kinh. Vừ Thị Chở là con thứ 3 năm nay 6 tuổi. Con gái út mù cả hai mắt. Những đường máu đỏ chực tứa ra từ đôi mắt đứa trẻ cứ ám ảnh chúng tôi. Bà Sì (vợ ông Sì) cho biết, con gái út của ông bà tên là Vừ Thị Dính, 4 tuổi, bị mù hơn 1 năm nay. Lòng chúng tôi quặn thắt khi bà Sì cho biết, 3 năm đầu đời, mắt của Dính bình thường. “Ban đầu, mắt Dính có một chấm đỏ ở giữa con ngươi. Nghĩ đau ít hôm là khỏi, ít hôm sau máu tươi tứa ra từ hai mắt và Dính không còn nhìn thấy gì nữa”, bà Sì nói. Bà bảo không có tiền đưa con đi khám, làm mắt Dính bị mù hẳn.

Nhìn em Vừ Thị Dính nhỏ thó, còi cọc và với đôi mắt hỏng cuộc đời coi như đã đóng sập cửa lại. Em ngồi thu lu trong góc nhà, sợ tiếng người lạ, tay bấu chặt người mẹ, xót xa cho em.

Nhà có 4 người con, hai đứa mắc bệnh cần được chăm sóc nhưng trong ngôi nhà vách đất giữa núi rừng này thường xuyên vắng bóng ông Sì. Bà Sì cho biết chồng bà thường sang Trung Quốc làm thuê. Có lúc chồng bà đi 10 ngày, có đợt đi liền vài tháng. Bà ngày nào cũng phải lên nương trồng ngô, lấy củi nên cũng không chăm sóc được con. Ở nhà, đứa anh thần kinh bỏ đi hoang, hai chị em trông nhau. Trong lúc người chị hái cỏ thì đứa em mù lòa bò lổm ngổm bốc đại miếng gì đó rơi dưới đất cho vào miệng nhai rồi phun ra phèo phèo. Tuổi thơ của các em quá cơ cực, lấm lem đất cát.

“Đường đi học xa lắm. Đi bộ nửa ngày đường. Hôm học hôm không, ở nhà trông em giúp mẹ là chính”, Vừ Thị Chở lí nhí trả lời chúng tôi. Tuy ở tận trong thung sâu nhưng đường rải bê tông từ điểm trường Lao Xa đã đi qua nhà, nhưng vì hoàn cảnh làm cho Chở không được đến trường đều đặn.

Trời lạnh, hai chị em có áo ấm, có cả mũ len, nhưng bây giờ chưa lạnh nên cất để dành. Chở kể: “Con có một cái áo lạnh, em con cũng vậy, các anh chị ở dưới xuôi cho”. Rồi em khoe: “Con có tới hai bộ đồ. Bộ mùa hè và bộ mùa đông”. Bộ đồ hai anh em đang mặc trên người sẽ được sử dụng thường trực cho hết mùa đông. Ở Lao Xa còn nhiều trẻ em khác cùng có điểm chung là đều nghèo và học muộn so với tuổi, thậm chí một số em còn không được đến trường.

Đi kiếm củi, hái măng khi trống trường đã điểm

Theo chân bà Phạm Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Phố Cáo (Đồng Văn) và Công an xã Vừ Sính Chá, chúng tôi vào một căn nhà nhỏ thôn Tá Tò. Đây là nhà của 3 cha con ông Giàng Chứ Thùng. Ông Thùng cho biết, hai cô con gái của ông đang đi làm nương, vợ ông đã chết trong rừng mấy năm trước. Ông Thùng mới 50 tuổi nhưng không chịu đi làm, chỉ có hai cô con gái, đứa lớn sinh năm 2000, đứa nhỏ sinh năm 2003 đi làm nuôi cha. “Từ ngày mẹ mất, cả hai chị em phải nghỉ học. Hai chị em hàng ngày hái cỏ cho bò, ngày mùa thì đi trồng, thu hoạch ngô”, anh Vừ Sính Chá cho biết.

Ông Thùng cười: “Phải nghỉ học ở nhà đi làm chứ. Nuôi bò, nuôi lợn, trồng ngô. Lớn tý nữa thì đi lấy chồng rồi”. Theo bà Hiền, cán bộ địa phương đã nhiều lần đến thuyết phục ông Thùng cho con đi học nhưng ông vẫn nhất quyết bắt con gái nghỉ học ở nhà lao động. “Không phải là lao động phụ, hai con gái ông Thùng là lao động chính. Ông Thùng chỉ làm mấy việc vặt ở nhà. Trước đây, ông Thùng cũng làm trưởng thôn nhưng ông nặng nề tập tục lắm. Con gái là phải làm lụng. Ông Thùng bảo giờ có đứa nào hỏi cưới con, ông đồng ý ngay. Bởi khi đó ông sẽ được một món tiền kha khá”, bà Hiền cho biết.

Chúng tôi hỏi ông Thùng sau này con đi lấy chồng, ai sẽ lên nương trồng ngô cho ông. Ông Thùng cười: “Có thằng cháu sẽ đến ở rồi nhé. Không lo”. Quả thật, theo phong tục người Mông ở Tá Tò, khi không có con trai, cơ ngơi của gia đình sẽ được để lại cho cháu trai. Vì thế, ông Thùng chẳng lo nghĩ gì và nhất quyết không cho con gái đến trường(!?).

Cũng giống như nhiều trẻ em khác ở cung đường biên giới, Giàng Mí Phứ  không đến trường. Đối với cậu bé 13 tuổi này, mùa đông hay mùa hè chỉ khác nhau giữa nóng và lạnh thôi chứ không có khái niệm đến trường và nghỉ hè. Ngày của Giàng Mí Phứ là vác gùi theo chân cha mẹ lên rẫy hoặc các em tự mang gùi đi lấy nước ở các khe suối. Phứ cho biết: “Em không có bạn”.

Dọc theo các bóng cây rậm rạp trên cung đường này chúng tôi bắt gặp khá nhiều trẻ em đang nhọc nhằn mưu sinh cùng cha mẹ. Mùa khô đến các em chủ yếu đi lấy nước ở các con khe, con suối, đi kiếm củi, hái măng, hái nấm, đứa dắt díu trông cả đàn em... Dù tiếng trống trường đã điểm sau những ngày hè nhưng trên những cung đường biên giới Hà Giang, nhiều đứa trẻ vẫn không được đến trường.

 

Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm những gia đình khó khăn, bà Phạm Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Phố Cáo (Đồng Văn) cho biết: “Đầu năm học nào, chính quyền cũng phối hợp với nhà trường vận động trẻ trong độ tuổi tới trường. Tuy nhiên, có những trường hợp không thay đổi, nhiều gia đình có suy nghĩ con gái lớn lên chỉ để lấy chồng, khi chưa lấy chồng thì ở nhà làm nương, làm rẫy. Thay đổi quan niệm đó không dễ một chút nào”.

H.Nguyên – H.Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Xã hội - 5 giờ trước

Dù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Xã hội - 5 giờ trước

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Xã hội - 6 giờ trước

Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Xã hội - 6 giờ trước

Lợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Xã hội - 6 giờ trước

Chỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Xã hội - 7 giờ trước

Ngày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Xã hội - 7 giờ trước

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Xã hội - 7 giờ trước

Công an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Top