Tưởng chỉ là rối loạn tiêu hóa, nhiều người mắc ung thư mà không biết
GiadinhNet - Thỉnh thoảng xuất hiện chán ăn, đầy bụng, táo bón, đi ngoài phân nhỏ, đi ngoài kèm máu hoặc sụt cân bất thường… nhiều người dân chủ quan, lầm tưởng đó chỉ biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thông thường. Vào viện, họ giật mình khi bác sĩ kết luận mắc ung thư.
Bệnh nặng vì chủ quan với dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Nhiều năm nay, bệnh nhân L. L. A (50 tuổi, ở Bắc Ninh) thỉnh thoảng xuất hiện đau bụng vùng hạ vị quặn từng cơn sau khi ăn đồ lạ. Ngoài ra, chị A không có khó chịu gì khác như không nôn, không sốt, không gầy sụt cân. Gần đây khi thấy những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, vào viện khám và nội soi đại trực tràng, chị phát hiện bị ung thư đại tràng ngang.
Cũng chủ quan với những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa bất ngờ phát hiện ra ung thư từ chính những triệu chứng tưởng chừng dễ bỏ qua này. Bình thường anh P.V.Đ (28 tuổi, ở Thanh Hóa) xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn uống kém. Anh đã tự ý mua thuốc dạ dày về uống, tình trạng bệnh có đỡ nhưng không khỏi hẳn. Khi vào viện nội soi dạ dày mới ngã ngửa vì kết quả khám chẩn đoán ung thư dạ dày.

Các bác sĩ đang tiến hành nội soi cho bệnh nhân. Ảnh BV
BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, những trường hợp như hai bệnh nhân trên không phải là hiếm. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng mơ hồ của bệnh tiêu hóa nhưng đã hốt hoảng khi bác sĩ báo tin "sét đánh ngang tai" thông báo kết quả chẩn đoán ung thư.
Hệ tiêu hóa của con người được chia ra làm 2 nhóm cơ quan: Ống tiêu hóa (gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và tuyến tiêu hóa (gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…). Các bệnh lý đường tiêu hóa rất đa dạng như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, trong đó nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân và khoảng hơn 7.000 ca tử vong. Trong khi đó, rất nhiều người khi có những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường không đi khám mà tự ý điều trị, thậm chí bỏ qua dẫn tới vào viện khi đã ở giai đoạn muộn.
Đừng để mắc ung thư từ thói quen hàng ngày
BS Bùi Văn Long khuyến cáo, tuy tỷ lệ tử vong cao song ung thư đường tiêu hoá hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, có phương pháp can thiệp chính xác và kịp thời.
Để chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa ngoài khám lâm sàng cần sử dụng các kỹ thuật cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, test hơi thở… trong đó nội soi là phương pháp cần thiết và có mặt trong hầu hết các trường hợp kiểm tra bệnh ở đường tiêu hóa.
Kỹ thuật này không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nội soi được xem như tấm gương phản ánh trung thực sức khỏe đường tiêu hóa, nó có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý lành tính cũng như ung thư đường tiêu hóa (thực quản - dạ dày - đại trực tràng), đặc biệt còn có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm, khi tổn thương chỉ vài milimet. Việc phát hiện sớm này quyết định hiệu quả điều trị cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bệnh lý đường tiêu hóa có mối liên hệ chặt chẽ tới lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày như thức khuya, ăn nhiều thịt, ít rau, sử dụng đồ nướng, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... Do đó, để phòng ngừa mắc bệnh lý đường tiêu hóa cần:
- Ăn uống hợp lý (tăng cường rau xanh, trái cây), hạn chế các chất có hại cho đường tiêu hóa như chất kích thích, rượu, bia...
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh (không thức quá khuya), hạn chế stress...
- Đặc biệt, đi khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/năm để phát hiện kịp thời nguy cơ mắc bệnh, đây là cách tốt nhất hiện nay để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Hoặc nếu thấy cơ thể xuất hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, đi ngoài ra máu kéo dài,…cần đi khám ngay.
Hà My

1 kiểu chế biến rau củ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng gấp 7 lần
Sống khỏe - 2 giờ trướcRau củ muối là món ăn phổ biến trên mâm cơm gia đình của người Việt cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng món ngon này có thể gây ra nhiều bệnh ung thư.

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, tuyệt đối không làm điều này tránh nguy hiểm đến tính mạng
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn các loại hạt, quả không biết rõ loại. Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn nhầm, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thức uống được Đông y gọi là 'thang thuốc phục mạch', giúp khỏe gan, tốt cho thận, đẹp da
Sống khỏe - 3 giờ trướcThức uống mùa hè có thể giúp bạn vượt qua cái nóng oi ả trong nháy mắt đó là nước mía.

Vợ chồng trẻ vỡ òa đón đủ nếp đủ tẻ sau một lần chuyển phôi vại Bệnh viện Đức Phúc
Sống khỏe - 3 giờ trướcTheo các bác sĩ Bệnh viện Đức Phúc, chị Phạm Thị Lan bị lạc nội mạc tử cung khá nghiêm trọng vậy nên khó có thai tự nhiên. Nhưng với sự hỗ trợ của bệnh viện, vợ chồng chị đã đón cặp song sinh trong sự vỡ òa hạnh phúc.

Uống thuốc chống say tàu xe, người phụ nữ suýt chết vì sock phản vệ nặng
Sống khỏe - 6 giờ trướcMột bệnh nhân nữ 70 tuổi sau khi uống thuốc chống say tàu xe đã bị sock phản vệ nặng phải nhập viện cấp cứu.

4 nhóm người tuyệt đối không tập thể dục khi đói vì sẽ phản tác dụng, tàn phá sức khỏe khủng khiếp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Tập thể dục với một chiếc bụng đói có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn, nhưng với một số người việc này rất nguy hiểm vì có thể gây bệnh bất cứ lúc nào.

Nhập việc cấp cứu do ăn thanh trà sai cách, chuyên gia khuyến cáo cần tránh sai lầm này khi ăn
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Hạt thanh trà có đường kính to, lại cứng nên nó chính là thủ phạm gây ra hiện tượng tắc đường tiêu hóa, thậm chí nếu để lâu hơn sẽ dẫn đến hoại tử đường ruột và những hậu quả khó lường khác.

10 dấu hiệu 'chỉ điểm' ung thư, có 1 cũng cần đi khám ngay
Sống khỏe - 8 giờ trướcUng thư tại Việt Nam hiện vẫn đang là gánh nặng, do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến cho quá trình điều trị khó khăn, tăng nguy cơ tử vong.

Muốn con phát triển trí não ngay từ những ngày đầu đời: Cần bổ sung dinh dưỡng ra sao?
Sống khỏe - 8 giờ trước90% kích thước não bộ của trẻ phát triển trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, đặc biệt 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển trí não. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chỉ chú trọng bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng não bộ cho trẻ khi trẻ ở tuổi đi học, khi con kém tập trung, chậm tiếp thu hoặc có kết quả kém ở trường, như vậy là quá muộn.

Rau kinh giới có tác dụng gì?
Sống khỏe - 21 giờ trướcKinh giới vừa là một vị thuốc Đông y lại vừa là loại rau gia vị quen thuộc, vậy, rau kinh giới có tác dụng gì?

2 khung giờ "vàng" nên tập thể dục để đốt mỡ, giảm cân hiệu quả, cần lưu ý 4 điều này để tăng sức bền
Sống khỏeGĐXH - Tập thể dục vào những thời điểm khác nhau mang đến tác động khác nhau cho cơ thể. Có 2 khung giờ tuyệt vời bạn nên chọn để tập nếu muốn giảm cân.