Tùy từng người mà mứt Tết để vừa ngon, vừa lợi cho sức khỏe
GiadinhNet - Xét về giá trị dinh dưỡng thì mứt Tết không phải tốt cho tất cả mọi người. Vì vậy tùy từng đối tượng, cần thưởng thức món này sao cho lượng hợp lý.
Mứt là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày tết. Tuy nhiên hiện nay nhiều cơ sở làm mứt chạy theo lợi nhuận, bỏ qua các quy trình nghiêm ngặt chế biến, họ cẩu thả từ khâu chọn nguyên liệu đến các bước chế biến: làm nhanh, làm ẩu, vô tư ngâm tẩm hóa chất, mất vệ sinh mà không quan tâm đến sức khỏe người dùng… Đấy là tất cả những lý do người dân “sợ” mua mứt Tết.
Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã tự tay làm mứt, giải pháp đó vừa giúp duy trì hương vị ngày Tết, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả gia đình.
Xét về giá trị dinh dưỡng thì mứt Tết không phải tốt cho tất cả mọi người. Vì vậy tùy từng đối tượng nên thưởng thức món mứt Tết sao cho lượng hợp lý. Dưới đây là một số lời khuyên cần thiết để sử mứt an toàn trong dịp Tết:

Ảnh Internet.
Không ăn quá nhiều
Chỉ nên ăn mứt như một loại gia vị cho cuộc sống, nghĩa là ăn rất ít để hương vị Tết thêm ngọt ngào. Bên cạnh đó, nên thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày Tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… Hoặc thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hòa lan, riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu không tốt cũng có hại cho sức khỏe.
Không ăn khi bị tiểu đường
Người đái tháo đường cần tránh ăn mứt, nếu rất thèm thì có thể ăn chút ít nhưng ăn sau bữa chính và phải bớt chất bột đường trong bữa chính.
Không tốt với người cao tuổi
Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Để hạn chế hấp thu cholesterol từ món ăn này, cần ăn kèm nhiều rau. Chất xơ từ rau sẽ giúp hạn chế hấp thu chất béo, cholesterol và tăng đào thải ra ngoài.
Không tốt với mang thai
Mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt, không hoàn toàn có lợi cho thai phụ. Do vậy, phụ nữ mang thai cần chọn lựa thực phẩm có dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất hơn là chỉ giàu năng lượng.
Công dụng tuyệt vời của mứt Tết
Mứt gừng: Làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ; dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng, ho mất tiếng)…
Mứt quất: Tiêu đờm, chống nôn mửa, giải độc rượu, thuốc lá, chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa…
Mứt sen: Giúp an thần, giảm stress do mất ngủ hoặc do sử dụng nhiều các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
Mứt hồng: Giúp chữa suy nhược cơ thể, giúp chữa ho và bệnh đi tiểu đêm.
Mứt dừa: Giúp nhuận tràng, chống táo bón trong những ngày Tết do ăn nhiều chất đạm.
Mứt bí xanh: Giúp lợi tiểu, giải nhiệt, giải khát, tiêu độc.
Mứt cà chua, cà rốt: Giúp giải nhiệt, giải khát và tăng lực và ngăn ngừa ung thư.
MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.