Ung thư không lây nhiễm nhưng 7 loại virus gây ung thư này thì lại CÓ, đặc biệt phụ nữ dễ mắc loại số 3
Nhiều người hiểu lầm rằng mình sẽ nhiễm ung thư nếu tiếp xúc với người bệnh, nhưng thực tế chỉ có virus gây ung thư mới lây lan còn bản chất ung thư thì không.
Ung thư là căn bệnh gây đau đớn, tổn thất về kinh tế và thể xác rất lớn vì vậy nhiều người luôn dè chừng và cẩn thận để phòng ngừa ung thư, từ ăn uống khoa học cho đến tập thể dục hay uống thuốc bổ. Đặc biệt còn có người vẫn giữ tư tưởng khá cực đoan là ở gần người ung thư sẽ bị lây bệnh. Vậy thực hư việc này ra sao?
"Bản thân ung thư không thể lây lan và truyền nhiễm"
Đó là câu trả lời của bác sĩ Wang Donglin – Giám đốc Khoa Ung bướu tại Bệnh viện Ung thư trực thuộc Đại học Trùng Khánh (Trung Quốc). Cho đến thời điểm hiện tại, y học đã công nhận ung thư không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh, bởi nó xuất phát từ những thay đổi trong tế bào mỗi người.

Nhiều người cho rằng mắc ung thư chẳng khác nào nhận "án tử" (Ảnh minh họa).
Cụ thể, các tế bào mô của người được kiểm soát bởi gen và hành vi sinh học theo một trật tự nhất định. Nhưng khi cơ thể tiếp xúc với những chất gây ung thư trong thời gian dài, nó sẽ gây đột biến gen và dẫn đến sự phát triển của các khối u ung thư.
"Có thể nói ung thư là một căn bệnh mãn tính nhưng nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Về mặt lý thuyết, nếu muốn gây bệnh thì phải đủ 2 điều kiện là các tế bào ung thư phải lây sang được người khỏe mạnh và phát triển được bên trong cơ thể người. Nhưng loại tế bào này rất lớn nên khó có thể xâm nhập, nếu tình cờ vào được thì cũng bị hệ miễn dịch loại bỏ ngay" – Ông Wang cho hay.

Ung thư không thể lây truyền và sống trong cơ thể người khỏe mạnh, cho dù có tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Qua mấy chục năm làm nghề, ông Wang vẫn chưa hề thấy bất kỳ báo cáo lâm sàng nào về việc lây nhiễm ung thư. Trên thực tế, các y bác sĩ hàng ngày tiếp xúc với người bệnh vẫn không có vấn đề gì cả. Cho nên tóm lại, ung thư không thể truyền thông qua các hoạt động hàng ngày như hôn, tiếp xúc, quan hệ tình dục hay dùng chung bộ đồ ăn.
Ung thư không lây nhưng một số loại virus và vi khuẩn gây ung thư thì có
"Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng điều đó không có nghĩa là virus và vi khuẩn gây ung thư không thể lây lan", bác sĩ Wang Donglin nói. Theo bác sĩ, một số bệnh ung thư có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như ung thư gan chủ yếu do nhiễm virus viêm gan B...
Một thống kê của Viện Ung thư Quốc tế cho thấy, những yếu tố hàng đầu gây ung thư xuất phát từ 7 loại virus nguy hiểm. Theo đó, tuy ung thư không lây nhưng nó không đồng nghĩa với việc virus và vi khuẩn sẽ không lan truyền đi, đặc biệt là 7 loại sau:
1. Helicobacter Pylori

Ăn uống chung với nhau là nguồn lây vi khuẩn Helicobacter Pylori nhanh chóng nhất.
Helicobacter Pylori (HP) là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc được tìm thấy trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Hiện nay, do nhiều người vẫn chưa nhận thức được tác hại của nó nên dẫn đến chủ quan trước bệnh, tới khi mắc ung thư giai đoạn cuối thì đã quá muộn. Virus thường lây qua đường miệng như ăn uống chung, hay đường phân do có thói quen ăn đồ tái sống...
Nhiễm khuẩn HP có thể được xem là bình thường, bởi hơn nửa số dân trên thế giới có loại vi khuẩn này trong dạ dày của mình. Nhưng nếu bệnh trở nặng, chúng sẽ gây viêm loét dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa và gây nên ung thư gan hoặc ung thư dạ dày . Tiến trình này thường kéo dài âm ỉ hàng chục năm nên hãy đi khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra.
2. Các loại virus viêm gan
Có rất nhiều loại virus gây viêm gan như virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G(HGV)… nhưng chỉ có virus A, B, C là hay gặp ở người nhất. Nếu không điều trị sớm, virus sẽ gây nên viêm gan mãn tính và gây xơ gan , thậm chí là ung thư gan.
Các loại virus viêm gan thường lây thông qua các chất dịch của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một vài hành động như dùng chung đồ cá nhân có chứa máu như dao cạo và bàn chải đánh rằng và quan hệ tình dục... là nguồn lây truyền virus hàng đầu.
3. Virus papilloma ở người (HPV)
HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục . Tuy có rất nhiều loại virus HPV khác nhau nhưng không phải chúng đều gây bệnh nghiêm trọng.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, có đến 200 loại virus HPV nhưng một số chủng virus chỉ gây ra mụn ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Còn lại sẽ có thể xâm nhập và gây bệnh ở bên trong cơ quan sinh dục và trở thành nguyên nhân gây nên các loại như ung thư hậu môn và ở bộ phận sinh dục.

Virus HPV đặc biệt phổ biến ở phụ nữ bởi tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Nhiễm trùng HPV kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư âm đạo và ung thư cổ tử cung .
4. Virus Epstein-Barr
Đây là là một trong 8 loại virus thuộc nhóm Herpes rất phổ biến ở người, theo thống kê thì có đến 90% người trưởng thành trên thế giới đã từng bị nhiễm và có kháng thể chống lại chúng. Virus Epstein-Barr là nguyên nhân hàng đầu của ung thư vòm họng , ung thư ruột, ung thư hạch…
Virus Epstein-Barr lây truyền chủ yếu qua đường nước bọt (hôn, dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước...). Ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan qua máu và tinh dịch khi sinh hoạt tình dục, truyền máu hoặc ghép tạng. Một khi bạn đã mắc phải, chúng sẽ ở trong cơ thể đến hết cuộc đời mà không thể loại bỏ được.
5. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Được mệnh danh là "căn bệnh thế kỷ", virus HIV sẽ lây nhiễm và phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến con người không thể chống chọi lại những căn bệnh vốn dĩ rất nhẹ như cảm cúm hay sổ mũi. Virus HIV thường lây qua những chất dịch của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch âm đạo.

Dùng chung bàn chải đánh răng với người khác là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây truyền nhiều nhất.
Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do HIV, chúng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của nhiều loại ung thư như ung thư hạch, ung thư cổ tử cung, ung thư Kaposi... Thế nên, tuyệt đối không được dùng chung vật dụng cá nhân hay quan hệ tình dục với người mắc bệnh, nhất là mẹ còn có thể lây truyền HIV cho con khi mang thai.
6. Virus lympho T ở người (HTLV)
Giống như HIV, HTLV cũng là một loại virus nguy hiểm thường thấy ở những nơi như Nhật Bản, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ. Là một loại retrovirus, virus HTLV có liên quan đến việc tích hợp các gen virus vào các tế bào chủ. Từ đó làm đột biến các tế bào trong cơ thể người và gây ra một số loại ung thư như ung thư bạch cầu, ung thư tế bào cấp tính.
Virus HTLV thường lây qua đường máu và quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn. Một vài hoạt động khác như sinh con, cho con bú, truyền máu... cũng khiến HTLV lây truyền ra cộng đồng nhiều hơn.
7. Merkel cell polyomavirus (MCV)
Đây là một loại virus có thể gây nhiễm trùng da mới được phát hiện gần đây. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Nhưng trong một số trường hợp nguy hiểm, MCV sẽ dẫn đến ung thư biểu mô tế bào Merkel - một loại ung thư da cực hiếm gặp. Đến bây giờ, các chuyên gia vẫn không rõ con đường lây nhiễm của chúng, nhưng có khả năng là do tiếp xúc với vật thể hoặc bề mặt bị ô nhiễm.
Theo Báo Dân sinh

Suy thận độ 5 - Thông tin quan trọng cần biết để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 2 giờ trướcSuy thận độ 5 là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính, khi thận gần như mất hết khả năng lọc máu, dẫn đến việc tích tụ độc tố và nước trong cơ thể.

Bé 5 tuổi phát hiện có nang thực quản đôi từ dấu hiệu nhiều trẻ mắc phải nhưng dễ bị bỏ qua
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị nang thực quản đôi được gia đình đưa đến khám trong tình trạng khó nuốt nên lười ăn dẫn đến sụt cân, bụng chướng, tưởng bị giun sán nên cho uống thuốc sổ nhưng không khỏi.

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc
Sống khỏe - 1 ngày trướcChăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và béGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...