Uống nước trái cây thay thuốc, người phụ nữ tử vong sau 5 ngày sốt cao
Không điều trị bằng thuốc, cô gái đã vô tình tạo điều kiện cho virus cảm lạnh xâm nhập và tấn công vào phổi dẫn đến tử vong.
Một phụ nữ tên Lin Li (bút danh), 34 tuổi, đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc, là nhân viên của một công ty bán hàng thực phẩm. Trong một năm qua, Lin Li thường xuyên uống nước trái cây tươi đóng chai của công ty sản xuất đều đặn mỗi ngày ngay cả khi bị ốm. Được biết, cô Lin có ấn tượng xấu về bệnh viện và các loại thuốc bác sĩ kê đơn. Điều này thể hiện rõ trong việc vào năm 2017, cô đã từ chối tiêm vắc-xin cho con vì sợ sức khỏe của bé bị làm hại.
Cô Lin luôn cho rằng, nước trái cây tươi là một "thần dược" cho sức khỏe, không chỉ cung cấp vitamin, chất dinh dưỡng mà còn thanh lọc cơ thể, giải hết độc tố. Chồng cô Lin cho biết trước khi xảy ra chuyện, trên tủ và thậm chí đầu giường của vợ anh luôn để sẵn vài chai nước trái cây dùng dần.

Ngày 26 tháng 2, Lin Li bị cảm lạnh và bắt đầu lên cơn sốt. Suốt khoảng thời gian sau đó cô Lin không ăn uống gì ngoài nước trái cây tươi đóng chai. Năm ngày sau, Lin bỗng nhiên ho nặng, khó thở, buồn nôn và ói mửa không ngừng. Thấy vậy, gia đình lập tức đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng vài tiếng sau, bác sĩ ra ngoài, lắc đầu và báo cho gia đình tin dữ: Vì bị cảm lạnh mà không điều trị, virus đã xâm nhập vào phổi, gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Lin Li đã chết vì có nhận thức sai lầm về nước trái cây.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho cô Lin cho biết, cảm lạnh vốn là một bệnh thường gặp, dễ điều trị nhưng vì chủ quan và không có các biện pháp y tế phù hợp đã khiến virus cảm lạnh xâm nhập vào đường hô hấp gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân tử vong của người phụ nữ 34 tuổi.
Qua câu chuyện của cô Lin, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho mọi người 4 việc nên làm khi gặp bệnh cảm lạnh:
Ngoài việc uống thuốc, không có cách nào chữa trị nhanh chóng cho cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có một số biện pháp làm giảm triệu chứng cảm lạnh và giảm thời gian nhiễm vi rút. Nhưng nếu bị cảm nặng, phương án tốt nhất vẫn là đến gặp bác sĩ.

- Ăn uống đầy đủ: Sự lựa chọn thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến việc mất bao lâu để khỏi cảm lạnh. Nước, nước trái cây, súp sẽ giúp giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Bạn cũng có thể giúp hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh bằng cách tăng lượng nước, vitamin C và kẽm. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh, trái cây và nước ép trái cây tươi sẽ giúp ích cho điều này.
- Nghỉ ngơi: Nếu cứ cố gắng chống chọi lại cảm lạnh, bạn sẽ phải căng thẳng hơn mức cần thiết. Không nghỉ ngơi sẽ dẫn đến việc phục hồi chậm hơn rất nhiều, chưa kể đến việc khiến nhiều người xung quanh có nguy cơ bị lây nhiễm. Bạn có thể bảo vệ hệ miễn dịch của mình bằng cách cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.
- Làm dịu cổ họng: Thuốc ngậm trị viêm họng có thể giúp giảm đau họng, đồng thời ngăn ngừa cảm lạnh nghiêm trọng hơn. Hãy súc miệng nước muối ấm và ngậm kẹo trị viêm họng để làm dịu cổ họng.
- Làm thông mũi đúng cách: Mặc dù rất muốn làm sạch mũi thường xuyên khi bị cảm lạnh nhưng điều này có thể dẫn đến màng nhầy bị kích ứng. Xì mũi mạnh không phải là cách hay, vì nó có thể gây kích ứng bên trong mũi làm hỏng niêm mạc mũi và xoang mũi. Thay vào đó, bạn có thể nhỏ dung dịch nước muối sinh lý để làm mềm chất nhầy và làm cho mũi bớt nghẹt.
Theo VietnamNet

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 16 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 17 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 22 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.