Uống phải mật ong này sẽ “phản tác dụng”, đây là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì và phá hỏng đường tiêu hoá… rất có thể bạn chưa biết
GiadinhNet - Đáng lo ngại, việc sử dụng phải mật ong giả, kém chất lượng sẽ khiến người dùng bị mất cân bằng tiêu hóa hoặc có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, gây mỡ nội tạng..

Mật ong từ xưa đã được xem là thực phẩm quý, thường được dùng làm thuốc. Theo y học hiện đại, trong một thìa mật ong có chứa khoảng 64 calo, nhiều vitamin, enzyme, axit amin, canxi, sắt, magiê, kali… và đặc biệt, không hề chứa chất béo hoặc cholesterol.
Mật ong ngoài công dụng điều trị bỏng, tê cóng và làm ẩm da còn có vai trò rất tốt cho hệ hô hấp, tăng cường sức khỏe tim mạch, tốt cho gan, thận lá lách, làm sạch da và giảm cân hiệu quả.

Ảnh minh hoạ
Do có nhiều công dụng với sức khoẻ nên mật ong được dùng phổ biến trong mọi gia đình. Tuy nhiên, giữa muôn vàn loại mật ong được bày bán trên thị trường, không phải loại mật ong nào cũng nguyên chất. Để tăng lợi nhuận, không ít người bán đã thêm nước lã, phèn chua, nước đường cùng 1 số loại hóa chất, chất tạo màu... vào mật ong để sinh lời. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trao đổi về vấn đề mật ong giả, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Hành động làm mật ong giả rất đáng lên án. Nếu người bán trộn mật ong giả cùng các chất phụ gia bị cấm dùng trong thực phẩm có thể đe dọa sức khỏe người dùng.
Đáng lo ngại, việc sử dụng mật ong giả có thể khiến người dùng bị mất cân bằng tiêu hóa hoặc có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, gây mỡ nội tạng... Do đó, cần nắm được kiến thức để biết được đâu là mật ong thật và mật ong không đảm bảo để quyết định nên dùng hay không.

Ảnh minh hoạ
Cách phân biệt mật ong rừng, mật ong nuôi và mật ong pha trộn nước đường
Theo các chuyên gia, để yên tâm nhất, bạn nên lựa chọn mua mật ong ở những nơi đáng tin cậy, ngoài ra cần căn cứ vào một số đặc điểm sau đây:
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mật ong rừng hay mật ong nuôi không pha trộn đều có giá trị dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp. Điều đáng ngại là mua phải mật ong giả, hay mật ong đã bị pha, nhiễm tạp chất.
Hạn chế đối với mật ong nuôi là vào mùa mưa đàn ong không thể bay đi lấy mật, người nuôi buộc phải bổ sung thức ăn như đường để duy trì sự sống cho ong. Ngoài ra ong nuôi thường dễ mắc bệnh, để cứu đàn ong, người nuôi thường phải sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho chúng. Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất là mua được mật ong rừng.
Theo các chuyên gia, mật ong rừng thường có đặc điểm mật có bọt, tạo khí gas, có lớp váng phấn hóa bám ở miệng chai. Còn mật ong nuôi thường ít khi bị tạo khí gas. Mùi của mật ong nuôi hầu như là ít thơm hơn. Về độ sánh, mật ong rừng loãng hơn mật ong nuôi.

Ảnh minh hoạ
Để phân biệt mật ong nguyên chất và mật ong pha nước đường, bạn có thể thử bằng cách thông dụng nhất là khi mua mật về chiết một ít cho vào ngăn làm đá tủ lạnh. Sau 3h-5h, nếu mật đông cứng lại như đá chứng tỏ mật toàn là nước đường. Nếu đông nửa chai thì đó là mật pha nước đường hoặc là mật ong nuôi cho ăn đường lượng đường lớn. Mật không đông lại tức là mật ong nguyên chất.
Hoặc có thể sử dụng 1 tờ giấy, sau đó để ở nơi mà kiến thường xuyên xuất hiện. Nếu là mật ong thật kiến sẽ không vào ăn vì trong mật ong thật có chất kháng sinh kiến không dám ăn. Ngược lại, mật ong giả chứa toàn đường, chất tạo ngọt nên sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của kiến.

U23 Việt Nam và hy vọng chiến thắng trong trận đấu mở màn

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 phút trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 12 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 15 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 16 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.