Vẫn thắc mắc "Ruồi đậu trên thức ăn nên ăn tiếp hay bỏ đi?": Hãy xem những điều "hãi hùng" sẽ xảy ra là bạn sẽ có đáp án
Sự khó chịu bắt đầu từ khoảnh khắc một con ruồi đậu trên thức ăn của bạn. Và ngay cả khi bạn xua chúng đi ngay thì những mối nguy hại có thể đã được hình thành.
Khi thấy một chú ruồi đang "thong thả" hoặc "vội vàng" đậu trên miếng thức ăn của mình, bạn sẽ làm gì? Có người ngay lập tức ném món ăn đó vào thùng rác cho dù nó rất ngon miệng. Một số người khác sẽ tiếp tục ăn như không có gì xảy ra bởi vì đó chỉ là một con ruồi thôi mà.
Thực tế, loài côn trùng thích đậu lên món ăn của người khác này lại có thể đem lại những vấn đề không nhỏ. Những tác hại nó gây ra thực sự lớn hơn rất nhiều so với kích thước của chúng và khiến mọi chuyện phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ.

Như Dana Nayduch, một nhà sinh học phân tử thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đã giải thích, sự khó chịu bắt đầu từ khoảnh khắc một con ruồi đặt chân vào thức ăn của bạn. Và ngay cả khi bạn xua chúng đi ngay thì những mối nguy hại có thể đã được hình thành.
Hãy xem, khi "hạ cánh" vào món ăn của bạn, loài ruồi này đã để lại những gì?
1. Chúng có thể tiết nước bọt và đẻ trứng vào thức ăn của bạn
Dana Nayduch cho biết, khi một con ruồi chạm vào một vật nào đó, nó bắt đầu khám phá để tìm thức ăn. Nếu thấy có thể ăn được, nó sẽ tiết ra nước bọt trên bề mặt vật đó. Ruồi không có răng nên chúng ăn bằng cách hút chất lỏng qua mũi. Nước bọt hóa lỏng thức ăn cho chúng hút vào. Quá trình này bắt đầu vài phút hoặc vài giây sau khi một con ruồi hạ cánh.

Nhưng điều đáng nói là, nước bọt của ruồi có thể chứa bất cứ thứ gì chúng đã ăn trước đó, bao gồm cả phân và thịt thối... nên không thể coi nước bọt của chúng là an toàn.
Khi ruồi ăn, nó cũng thường rình mò và nếu là con cái, có thể cũng đẻ trứng ngay trên thức ăn. Và sau một thời gian, trứng sẽ nở thành ấu trùng và gây nguy hiểm cho những người ăn phải. Vì vậy, hãy nhớ che đậy thức ăn của bạn thật cẩn thận nếu bạn để bên ngoài.
2. Chân và cánh của ruồi có thể biến thức ăn của bạn thành một ổ vi khuẩn
Trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Scientific Reports, các chuyên gia ước tính rằng loài côn trùng nhỏ này mang hơn 200 loại vi khuẩn khác nhau, nhiều gấp đôi so với loài gián. Ruồi có thể truyền hơn 100 bệnh và ký sinh trùng, bao gồm cả dịch tả, thương hàn và kiết lị...
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Eberly của bang Pennsylvania và hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore và các tổ chức quốc tế khác, phát hiện ra rằng những con ruồi thường mang vi khuẩn salmonella, e-coli và thậm chí vi khuẩn dẫn đến loét dạ dày và nhiễm trùng huyết chết người.

Những loại bệnh mà ruồi có thể là vật trung gian lây lan cho con người gồm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E. coli, Salmonella, viêm gan A và Rotavirus gây tiêu chảy cấp ...
Nhóm nghiên cứu thậm chí đã điều tra các vi khuẩn trên các bộ phận cơ thể ruồi, bao gồm chân và cánh.
Nghiên cứu chỉ ra, ruồi có xu hướng chứa mầm bệnh trên chân của chúng, có nghĩa là ngay cả một cú chạm nhẹ của ruồi vào thực phẩm thì bạn cũng có thể hình dung ra được số vi khuẩn bám lại trên đó.
"Chân và cánh chứa lượng vi khuẩn cao nhất so với các vị trí khác trên cơ thể ruồi. Chân ruồi chuyển hầu hết vi khuẩn từ một bề mặt này sang bề mặt khác. Điều này cho thấy ngay cả một lần đậu nhẹ trên thực phẩm nó cũng để lại vi khuẩn. Vi khuẩn có thể sống sót sau hành trình của chúng, phát triển và lan rộng trên một bề mặt mới", bác sĩ Stephan Schuster, giám đốc nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho biết.

Nếu ruồi đậu lên thức ăn, liệu chúng ta có nên ăn tiếp?
Tất nhiên là nên bảo quản thức ăn một cách hết sức cẩn thận, đậy kín để tránh ruồi đậu vào. Nhưng trong trường hợp không may có chú ruồi nào đó lơ ngơ mà đậu phải thức ăn và ngay lập tức bay đi vì bị bạn xua đuổi thì bạn cũng không nhất thiết phải ném bỏ món ăn đó đi. Cẩn thận thì bạn có thể gọt bỏ phần thực phẩm mà ruồi vừa "sượt" qua. Thực tế không phải lúc nào người ăn cũng mắc bệnh. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của hệ miễn dịch, số lượng mầm bệnh mang theo, thực phẩm đã để bao lâu trong không khí. Hệ thống miễn dịch của con người cũng đủ mạnh để kháng lại một lượng vi khuẩn gây bệnh nhất định.
Tuy nhiên, nếu đồ ăn đó bị nhiều ruồi bám vào, thời gian bám vào cũng lâu thì tốt nhất bạn nên bỏ đi, đừng tiếc rẻ vì nếu ăn có thể mang bệnh vào người.
Theo Nhịp sống Việt

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 2 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 16 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 17 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 22 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.