Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì bỏ qua vi chất này mà nhiều cha mẹ khiến con học tập kém, giảm thông minh

Thứ bảy, 12:58 20/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Do lười ăn rau xanh đã có trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Theo các chuyên gia, bỏ qua vi chất này sẽ khiến con học tập kém, giảm thông minh…

Trẻ thiếu máu do lười ăn rau

Vừa qua, bệnh nhi N.T.K.O, 7 tuổi (Yên Mỹ, Hưng Yên) đến khám với lý do hoa mắt chóng mặt, đau nhức 2 bên thái dương, biếng ăn, ngủ không ngon giấc trong vòng một tháng gần đây. Vào viện, bác sỹ đã chẩn đoán bé O bị thiếu máu.

ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK Medlatec cho biết, khi bệnh nhân đến khám với triệu chứng lâm sàng đã cho bệnh nhân làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết.

Kết quả cho thấy: Lượng huyết sắc tố: 10,6 g/dL, tức có giảm so với bình thường là 12,0 -15,5g/dL; Thể tích khối hồng cầu: 35,2%, tức có giảm so với bình thường là 37 - 42%; Sắt huyết thanh: 7,14 µmol/L, tức có giảm so với giá trị bình thường là 9.00 - 30.40 µmol/L. Gia đình bé cho biết, bé không có tiền sử chảy máu, mất máu, nhưng có thói quen không ăn rau từ nhỏ và rất ít khi ăn hoa quả.

BS Trần Tuấn Anh khám cho bệnh nhân

BS Trần Tuấn Anh khám cho bệnh nhân

Theo Tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi: Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi; Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 – 14 tuổi. Nguyên nhân gây thiếu máu có rất nhiều, loại thiếu máu hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng do thiếu nguyên liệu tạo máu như sắt, vitamin B12, đồng, axit folic… trong đó sắt là phổ biến. Ngoài ra, còn do bất thường của cơ quan tạo máu, do mất máu (Chấn thương, chảy máu cam,…), mắc bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...

Đối với trường hợp bé O, BS Tuấn Anh cho biết là thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Trẻ thiếu máu dẫn đến chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, khiến trẻ thấp còi, trí thông minh kém, học tập kém, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai và sự phát triển của đất nước.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), biểu hiện của thiếu máu, thiếu sắt khá chung chung hay gặp ở nhiều bệnh khác nhau nên thường bị nhầm với các bệnh khác. Mọi người cũng dễ dàng bỏ qua. Nhiều trẻ chỉ được phát hiện bệnh khi đến bệnh viện khám do một bệnh khác.

Trẻ thiếu máu nhẹ, biểu hiện chỉ là da hơi xanh, niêm mạc nhợt, mắt nhợt. Nặng thì da xanh nhiều, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không chịu chơi, quấy khóc kéo dài, chậm tăng cân đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Để phát hiện bệnh, mọi người chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản.

Điều sai lầm mà không ít gia đình gặp phải là cứ cho ăn nhiều sẽ không lo thiếu máu, thiếu sắt. Thực tế nhiều trường hợp cho ăn rất đầy đủ, trẻ ăn nhiều mà vẫn bị thiếu do sự hấp thu, tiếp hóa của trẻ không tốt. Ăn đủ nhưng cần tính theo nhu cầu từng lứa tuổi, cân nặng… Có trẻ ăn đủ lượng thịt nhưng lượng rau, củ quả lại không cân đối làm ảnh hưởng việc hấp thụ sắt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thiếu máu dinh dưỡng?

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cân đối lượng rau quả cho trẻ để phòng thiếu máu. ảnh minh họa

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cân đối lượng rau quả cho trẻ để phòng thiếu máu. ảnh minh họa

Để phòng tránh thiếu máu cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống phong phú, khoa học như sau:

- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín,… vào khẩu phần ăn của trẻ;

- Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu sắt;

- Để phòng thiếu máu, ngoài chế độ ăn cha mẹ cần cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

- Thiếu máu do nhiều nguyên nhân, đối với các trường hợp thiếu máu nặng cần đến bệnh viện uy tín để truyền máu và điều trị theo phác đồ phù hợp.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Sống khỏe - 12 phút trước

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc viêm nhiễm với các nguyên nhân thường gặp có thể bao gồm stress, ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, rượu bia…

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Tại bệnh viện, kết quả chụp cắt lớp cho thấy, lồng ngực phải của bệnh nhân có khối đặc kích thước 20x15 cm, đè xẹp phổi, thâm nhiễm trung thất, thành ngực.

Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm tắm gội nào cho bé?

Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm tắm gội nào cho bé?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Làn da của bé vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng trước các yếu tố bên ngoài như thời tiết, hóa chất hoặc vi khuẩn. Chính vì thế, việc lựa chọn sản phẩm tắm gội không chỉ cần đảm bảo làm sạch mà còn phải chăm sóc và nuôi dưỡng da bé một cách nhẹ nhàng, an toàn.

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung loại sữa chua thích hơp vào chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tăng đề kháng, tiêu hóa tốt... và kháng viêm.

Người đàn ông 48 tuổi bị suy gan cấp thừa nhận mắc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 48 tuổi bị suy gan cấp thừa nhận mắc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị suy gan cấp, hoại tử gan cấp do tích tụ thuốc và dị ứng,

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng đứt rời 3/4 búp ngón II tay trái sau khi bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực ở siêu thị.

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Trước khi vào viện, người bệnh xuất hiện đau đầu, không buồn nôn, không nôn, mắt phải sụp mi và mất thị lực nên được đưa đi cấp cứu.

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ung thư ruột non là mặt bệnh hiếm gặp do tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp, là một trong những bệnh lý rối loạn nội tiết tuyến giáp rất phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bướu cổ, người bệnh thường lo lắng không biết bướu cổ lành tính hay ác tính, có cần mổ không, khi nào nên mổ?

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Lá sung ngoài giúp giảm lượng đường trong máu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa được tình trạng viêm loét, kiểm soát được các chỉ số về mỡ máu và huyết áp.

Top