Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?

Chủ nhật, 18:44 13/11/2022 | Y tế

Nhiều bệnh nhân Whitmore được điều trị theo các chẩn đoán khác nhau trước khi phát hiện mắc loại vi khuẩn "ăn thịt người". Ngay cả khi chẩn đoán đúng, nhiều bệnh nhân bỏ cuộc vì điều trị rất lâu, tốn kém.

Như VietNamNet đã đưa tin, Bộ Y tế mới đây thông tin ghi nhận 3 trường hợp mắc Whitmore tại Thanh Hoá và Đắk Lắk, trong đó một bé trai đã tử vong tối 11/11. 

Trước khi được lấy mẫu cấy máu tìm căn nguyên xác định mắc khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore, cả ba bệnh nhân đều có thời gian dài điều trị các bệnh lý khác.

Cụ thể, bé trai 15 tuổi ở xã Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá điều trị ở 2 viện khác tại tỉnh này trước khi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hai ngày sau lần dầm mưa, bé trai sốt cao liên tục 4 ngày kèm ho, chảy mũi, nổi ban sẩn từng mảng, kèm theo đau tức ngực phải, đau bụng. Một bệnh viện tư nhân chẩn đoán bé viêm họng, điều trị 2 ngày. Bệnh nặng lên, bé chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chẩn đoán theo dõi viêm cơ tim cấp, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn.

Đầu tháng 11, ở ngày thứ 12 khởi phát bệnh, khi vừa chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ mới được cấy máu tìm căn nguyên là khuẩn gây bệnh Whitmore. Tối 11/11, 8 ngày từ khi phát hiện mắc "khuẩn ăn thịt người", bé tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, hoại tử ruột rất nhiều, Whitmore. 

Còn bé trai 10 tuổi, ở huyện Nông Cống lại có diễn biến bệnh 3 tháng, bắt đầu từ sốt, sưng đỏ vùng mang tai 5 ngày, được chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai phải, điều trị tại bệnh viện huyện 20 ngày. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chẩn đoán áp xe má phải, chích áp xe, điều trị 20 ngày.

Ra viện, trẻ tiếp tục điều trị thêm 1 tuần, nhưng vùng má phải vẫn viêm, rỉ dịch mủ, xuất hiện thêm cục to đau sau tai. Ngày 1/11, bé được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương, chích rạch khối áp xe, cấy dịch mủ, kết quả trả lời cùng ngày chẩn đoán mắc Whitmore.

Bệnh Whitmore khó chẩn đoán, tỷ lệ tử vong cao vì sao?

Whitmore không phải là bệnh mới, không lây từ người sang người, khó tạo thành dịch. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn trong bùn đất, nước không sạch, xâm nhập vào cơ thể qua da trầy xước. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu, gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan, trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử. 

Bệnh không dễ mắc nếu người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao? - Ảnh 1.

Tổn thương viêm khớp và tổn thương áp xe do vi khuẩn Whitmore. Ảnh: BSCC

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, cho hay bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, bao gồm: Sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...

Bệnh Whitmore khó chẩn đoán, hay nhầm sang viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… 90% bệnh nhân Whitmore có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong.

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho hay điều quan trọng nhất là bác sĩ điều trị phải nghĩ đến bệnh để làm xét nghiệm, điều trị đúng kháng sinh. Chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy máu và các dịch ổ áp xe xác định vi khuẩn Whitmore.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm, ngay cả khi bệnh nhân được khẳng định chẩn đoán, việc điều trị cũng rất khó khăn. Bệnh nhân phải dùng kháng sinh tấn công liều cao đường tĩnh mạch, kéo dài liên tục trong ít nhất 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3-6 tháng.

Dù được chẩn đoán đúng, nhưng nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và nguy cơ tử vong.

Việc theo dõi điều trị bệnh phải kéo dài và tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do bệnh Whitmore còn cao, khoảng 40-60%.

Kích thước vòng một và những lầm tưởng phổ biến về ung thư vúKích thước vòng một và những lầm tưởng phổ biến về ung thư vú

Mặc áo ngực có gọng tăng nguy cơ mắc bệnh, ngực càng bé rủi ro càng thấp hay caffeine có thể gây bệnh... là những lầm tưởng phổ biến về ung thư vú.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 5 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 5 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 6 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 6 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Top