Vì sao Bộ Công thương đề xuất Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phải do Nhà nước quản lý mà không để tại doanh nghiệp như hiện nay?
GĐXH - Bộ Công thương đề xuất số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu không để tại doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như hiện nay, mà sẽ do Nhà nước nắm giữ. Việc sử dụng Quỹ theo quy định Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ 1/7).
Đề xuất Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phải do Nhà nước quản lý trực tiếp
Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu, theo đó, doanh nghiệp được tự quyết giá bán và không còn quy định về quỹ bình ổn. Dự thảo lần 3 Nghị định kinh doanh xăng dầu được Bộ Công thương gửi Bộ Tư pháp thẩm định có thêm điểm mới là không đưa ra các quy định quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu như tại các bản dự thảo trước đây.
Cụ thể, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dự kiến không để tại doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như hiện nay, mà sẽ do Nhà nước nắm giữ. Việc sử dụng Quỹ theo quy định Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ 1/7).
Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chuyển, nộp số dư Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách, theo dự thảo nghị định.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Luật Giá 2023 quy định có 5 biện pháp bình ổn, trong đó có biện pháp thứ 5 là sử dụng Quỹ bình ổn đối với mặt hàng đã thành lập Quỹ.
Các Bộ, ngành xây dựng phương án bình ổn giá gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ cho phép về mặt chủ trương, sau khi có chủ trương các bộ, ngành tổ chức thực hiện. Việc sử dụng Quỹ bình ổn thực hiện theo Luật giá 2023. Biện pháp bình ổn là có thời hạn.
Như vậy, trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đánh giá mức độ biến động giá thị trường mặt hàng xăng dầu, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
Có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, điểm mới là Quỹ bình ổn sẽ không sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng biện pháp bình ổn gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương để thực hiện.
Dự thảo mới nhất tiếp tục giữ đề xuất trao doanh nghiệp quyền tự quyết định giá bán xăng dầu, nhưng phải trên cơ sở các yếu tố do cơ quan quản lý công bố.
Theo đó, cơ quan quản lý sẽ công bố 3 chỉ số: Giá xăng dầu thế giới, premium, bình quân 7 ngày/lần; chi phí vận tải xăng dầu về Việt Nam, chi phí bảo hiểm đưa xăng dầu về Việt Nam bình quân 1 quý/lần (được rà soát, điều chỉnh khi có biến động bất thường); và lợi nhuận định mức (vẫn giữ 300 đồng/lít/kg xăng dầu).
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu căn cứ các yếu tố cố định như chi phí thuế, chi phí kinh doanh định mức... để công bố giá bán buôn với dầu mazut và giá bán lẻ xăng dầu. Giá bán công bố không được vượt quá giá được tính toán theo công thức quy định tại nghị định.
Trường hợp chi phí kinh doanh định mức biến động bất thường, tác động đến nguồn cung xăng dầu và có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, Bộ Công Thương lấy ý kiến và báo cáo Thủ tướng rà soát chi phí.
Thời gian công bố giá bán xăng dầu của thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu được thực hiện ngay sau khi Bộ Công Thương công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới, premium.
Đề xuất thương nhân đầu mối được quyền nhập khẩu dầu thô
Cơ sở của đề xuất này, theo Bộ Công Thương, vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và kết luận rằng việc xây dựng giá cơ sở theo quy định hiện hành có nhiều tồn tại, bất cập, dẫn đến giá cơ sở xăng dầu chưa theo sát thị trường, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn và phân phối xăng dầu. Do vậy, cơ chế mới như dự thảo khi được thực hiện công khai, minh bạch sẽ khắc phục được những mặt hạn chế đã bộc lộ.
Đây cũng là cơ chế điều hành mà nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang áp dụng.
Trong dự thảo lần này, nhằm tạo nguồn cung ứng xăng dầu đa dạng, ổn định, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung thương nhân đầu mối được quyền nhập khẩu dầu thô cung cấp cho nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu, cũng như được nhập khẩu xăng dầu nguyên liệu để pha chế xăng dầu.
Thương nhân đầu mối được bán xăng dầu cho cơ quan, tổ chức, nhà máy để phục vụ sản xuất, bán, cung ứng xăng dầu cho thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ xăng dầu.
Việc trao thêm quyền này cũng kèm theo ràng buộc là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải tăng thời gian dự trữ lưu thông và cụ thể hóa sản lượng dự trữ, làm căn cứ cho cơ quan quản lý giám sát, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Thương nhân được bán dầu trực tiếp cho nhà máy phục vụ sản xuất
Đối với thương nhân phân phối, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung thương nhân phân phối được bán xăng dầu cho cơ quan, tổ chức, nhà máy để phục vụ sản xuất; cung ứng xăng dầu cho thương nhân bán lẻ xăng dầu;
Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các công ty con, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ xăng dầu của thương nhân.
Tuy nhiên, nhằm minh bạch hóa thị trường kinh doanh xăng dầu, loại bỏ việc mua bán lòng vòng làm tăng thêm chi phí, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm không cho thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu với nhau.
Đây cũng là ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.
Nguồn cung bất động sản gắn liền với đất tại Hà Nội giảm
Bất động sản loạn giá dịp cuối năm
Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trướcThị trường bất động sản cuối năm xuất hiện nhiều nguồn cung mới, tuy nhiên bên môi giới cũng đưa ra nhiều chiêu trò khiến giá bị đẩy lên cao và người mua như lạc vào “ma trận”.
3 đối tượng này được điều chỉnh thời hạn sử dụng thẻ xe buýt miễn phí không thời hạn
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa điều chỉnh thời hạn sử dụng trên thẻ miễn phí xe buýt cho người khuyết tật và người cao tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Từ 10 đôi cầy đặc sản gây nuôi thành cả nghìn con, 9X thu 3 tỷ đồng một năm
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcTừ số tiền 100 triệu đồng có trong tay, 9X Vũ Hữu Thảo đã gây nuôi ra đàn cầy vòi mốc đặc sản 3.000 con. Nhờ đó, mỗi năm anh bỏ túi khoản lãi gần 1 tỷ đồng.
Khẩn trương thu hồi kem thoa mặt IQ Vitamin E Whitening Melasma do chứa chất cấm, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 28/10, Sở Y tế Hà Nội có thông báo yêu cầu khẩn trương thu hồi để tiêu hủy đối với sản phẩm kem thoa mặt IQ Vitamin E Whitening Melasmada, do phát hiện thành phần acid salicylic. Đây là chất độc hại, nguy hiểm cho người dùng như kích ứng da, lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh...
Chính thức có 359 sản phẩm được công nhận đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Chiều nay (28/10), Bộ Công thương tổ chức công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia lần thứ 9, năm 2024. Theo đó, năm nay, Việt Nam có 359 đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Những chiêu trò gắn mác môi giới 'giăng bẫy' trong cơn sốt giá chung cư
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcTrong bối cảnh giá chung cư Hà Nội neo cao, nhiều nhóm môi giới, khách hàng bắt tay nhau giăng bẫy, ép phạt cọc, ép giá chủ nhà để hưởng lợi...
Liều mua đất vùng ven Hà Nội, bất ngờ thắng lớn so với mua vàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcChỉ trong vòng một năm, quyết định mua đất Hoài Đức tưởng chừng mạo hiểm lại giúp anh Duy Minh thắng đậm khi giá đất tăng gấp 2 lần, “vượt mặt” mua vàng dù giá vàng trong năm liên tục lập đỉnh cao kỷ lục mới.
Khẩn trương thanh, kiểm tra hàng loạt sàn thương mại điện tử bán hàng tại Việt Nam
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Bộ Công thương vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc, liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử (TMĐT).
Chủ rao bán căn nhà 6 tỷ, khách trả 5,6 tỷ đến khi chủ đồng ý bán thì 'lặn mất tăm': Hóa ra khách đến hỏi mua do “cò” đóng giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcKhách gọi qua điện thoại trả giá với chủ nhà, nếu chủ đồng ý với mức giá đó sẽ đến cọc ngay. Nhưng đến khi chủ đồng ý bán thì khách báo không mua. Sau khi tìm hiểu, chủ phát hiện vị khách đó là do "cò" đất đóng giả.
Hàng hóa bán trên sàn TMĐT Temu không được kiểm chứng, doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ gặp họa
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Sàn thương mại điện tử (TMĐT) Temu đang là "cơn bão" với người tiêu dùng Việt Nam khi hàng hóa bán tại đây có giá rất rẻ. Thậm chí, sau khi áp các mã giảm giá, sản phẩm gần về 0 đồng. Chuyên gia lo ngại hiện tượng này có nguy ảnh hưởng đến chất lượng tiêu dùng của người Việt.
4 triệu dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên được hưởng lợi khi đường sắt tốc độ cao vòng qua Nam Định
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Không nằm trên trục thẳng, thậm chí bị gấp khúc khi qua Nam Định, tuy nhiên dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vẫn sẽ đi vòng qua tỉnh Nam Định vì các lý do này.