Vì sao giáo viên dạy trẻ khuyết tật không được nhận phụ cấp?
GĐXH - Dù các quy định về chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục đã có từ nhiều năm nay. Tại Nghệ An, các giáo viên tham gia giảng dạy chỉ mới nghe đến quy định, chưa nhận được chế độ phụ cấp này.
Mới nghe quy định...
Theo phản ánh của một giáo viên dạy trưởng tiểu học Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An), nhiều năm trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật nhưng cô giáo này chưa từng được nhận tiền phụ cấp.
"Theo tôi được biết, quy định giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật tại các cơ sở công lập sẽ được nhận phụ cấp ưu đãi, nhưng không hiểu sao mọi người không được nhận", cô giáo này cho biết.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Chia sẻ về những khó khăn, vất vả khi dạy trẻ khuyết tật, cô Nguyễn Thị Thuận giáo viên Trường Tiểu học Nam Lĩnh cho rằng, khi có một học sinh khuyết tật học hòa nhập, các giáo viên luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể được học bình thường như các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, với một học sinh tăng động, việc dạy học thực sự khó khăn hơn. "Với các bạn này, ngoài việc dạy chữ, dạy kiến thức, các giáo viên phải thường xuyên bên cạnh bảo ban, động viên, khích lệ để em có động lực cố gắng", cô Thuận cho biết.
Cô Đinh Thị Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Lĩnh cho biết, có nghe nói về chế độ chính sách cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật nhưng cụ thể như thế nào chưa rõ. "Tôi cho rằng, nếu có chính sách đó sẽ rất tốt và giúp các giáo viên phần nào bớt áp lực", cô Lan nhấn mạnh.

Việc học hòa nhập, giúp học sinh khuyết tật có cơ hội để phát triển bình đẳng.
Cùng chung ý kiến, thầy giáo Phan Hữu Túc, Hiệu trưởng Trường THCS Diễn Thịnh (huyện Diễn Châu) cho rằng, chính phủ có những quy định cho giáo viên không chuyên trách có dạy học sinh khuyết tật hòa nhập. "Ở trường Diễn Thịnh cũng có học sinh khuyết tật và nhà trường đang ưu tiên bố trí về sỹ số. Đồng thời có một số hoạt động hỗ trợ học sinh khuyết tật đang học tập tại nhà trường. Tuy nhiên, về chế độ chính sách cho giáo viên là chưa đảm bảo theo quy định, dù nhà trường có đề xuất. Cần phải có chế độ để kịp thời động viên các giáo viên dạy học ở những lớp đặc thù", thầy Phan Hữu Túc nói.
Theo thầy Trần Đình Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (huyện Hưng Nguyên), năm nào trường cũng có học sinh khuyết tật theo học. Dạy những học sinh này các thầy cô thật sự rất vất vả, phải có phương pháp riêng. "Nếu đã có quy định hỗ trợ, không nên để giáo viên thiệt thòi. Nhà trường hiện chưa nhận được bất cứ sự hướng dẫn hay chỉ đạo nào từ cấp trên về việc lập danh sách báo cáo về các trường hợp này", thầy Trần Đình Hoàng cho biết.
Có hay không "bỏ quên" 70 tỷ đồng phụ cấp?
Theo quy định, giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Lớp học hòa nhập là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Nam Giang (huyện Nam Đàn).
Liên quan đến giáo dục cho học sinh khuyết tật hòa nhập tại các cơ sở giáo dục, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và các chế độ chính sách cho các giáo viên có tham gia dạy học sinh khuyết tật ở các cơ sở giáo dục. Tại Điều 12, Thông tư 03, năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, tất cả các giáo viên có dạy học sinh khuyết tật sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm dành cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập.
Trước đó, từ Nghị định số 113, năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 22, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113 của Chính Phủ. Trong đó, tại Điều 5, Thông tư 22 nêu rõ cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật với mức hưởng phụ cấp trách nhiệm cho các giáo viên mỗi tiết dạy là 0,2 (mỗi tiết dạy trẻ khuyết tật hòa nhập giáo viên được hưởng thêm 20% số tiền của mỗi tiết dạy của cá nhân).
Quy định là vậy nhưng hiện nay tại Nghệ An, chưa một trường học nào nhận được các văn bản hướng dẫn, thống kê và cũng chưa có một giáo viên nào ở đang dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ.
Theo thống kê sơ bộ, Nghệ An hiện có gần 4.000 học sinh khuyết tật đang học hòa nhập tại gần 3.200 lớp ở nhà trường, trong đó nhiều nhất là ở bậc tiểu học. Nếu tính toán bước đầu, với số học sinh đang học số lớp, nhân với 20% chi trả thêm tiền lương cho giáo viên thì con số để chi trả thêm hàng năm cho các giáo viên có học sinh khuyết tật lên đến trên 70 tỷ đồng.
Với thực tế này, dù các văn bản của nhà nước đã quy định khá rõ ràng nhưng vì sao nhiều năm nay, việc chi trả chế độ cho các giáo viên đang dạy học sinh khuyết tật tại Nghệ An chưa được triển khai?

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 14 giờ trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'
Giáo dục - 18 giờ trướcBộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.

Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp.

Danh sách hàng loạt trường đại học nhận hồ sơ xét học bạ từ tháng 5
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học đã ra thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ trong tháng 5. Dưới đây là danh sách các trường đại học dự kiến nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trong tháng 5.

Cùng công bố tỷ lệ chọi lớp 10, TPHCM làm điều khác biệt với Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcBiết tỷ lệ chọi lớp 10, những ngày này học sinh TPHCM có thể điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, trong khi đó học sinh Hà Nội lại không thể. Đó là sự khác biệt trong tuyển sinh lớp 10 ở hai thành phố lớn nhất cả nước.

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm
Giáo dục - 3 ngày trướcCác trường đào tạo ngành Kinh tế công bố mức học phí dự kiến năm học 2025 - 2026, từ 16 - 230 triệu đồng/năm học.

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcDưới đây là top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025, mời phụ huynh học sinh cùng tham khảo.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dụcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?