Vì sao Hà Nội lo sốt xuất huyết bùng phát trở lại?
GiadinhNet - Thời gian qua, Hà Nội ra quân quyết đẩy lùi dịch sốt xuất huyết (SXH). Tuy nhiên, vẫn còn những hộ gia đình không hợp tác, tỷ lệ phun thuốc nơi công cộng chỉ mới đạt 65%. Trong khi đó, chỉ còn ít ngày tới sinh viên sẽ ồ ạt về Hà Nội nhập học làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

13,4% hộ gia đình không phun thuốc diệt muỗi
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần cuối tháng 8 trên địa bàn thành phố vẫn ghi nhận gần 3.000 bệnh nhân sốt xuất huyết. Mặc dù có dấu hiệu giảm nhưng số ca mắc vẫn mức cao. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng việc phun thuốc của cơ quan chức năng Thủ đô chưa triệt để, nhà phun nhà không, đặc biệt là sau khi phun xong vẫn có nhiều muỗi.
Người dân sống tại tổ dân phố 21, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành phun thuốc 3 lần nhưng tại nhiều gia đình vẫn có muỗi. Vì thế vẫn có những bệnh nhân SXH được phát hiện. “Tôi chưa hiểu nguyên nhân vì sao mà phun hóa chất rất quyết liệt nhưng vẫn có bệnh nhân sốt xuất huyết. Riêng ngõ này (ngõ 21) đã có hơn 10 bệnh nhân rồi”, ông Phan Văn Nhâm ở tổ 21 phường Thụy Khuê, cho biết.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định hóa chất diệt muỗi có hiệu lực tốt. Thử nghiệm tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho thấy: Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ là 98,7%, còn tại phường Ngọc Hà (quận Ba Đình) tỷ lệ này là 98%. “Sau phun thì chết hết rồi, nhưng mà bọ gậy không xử lý hết cho nên những con bọ gậy tuổi già chỉ cần vài giờ sau là đã nở ra ngay và tràn vào nhà bởi nó vẫn ở vườn và sân nhà đó. Lúc đó người dân lại cho rằng phun hóa chất không hiệu quả, phun muỗi không chết nhưng thực sự những con muỗi xuất hiện sau khi phun là những con muỗi do bọ gậy chưa được xử lý triệt để nở ra”, ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết.
Thông tin đáng lo ngại từ Viện Sốt rét Ký sinh trùng, côn trùng Trung ương cho hay, hoạt động diệt bọ gậy của người dân và đội xung kích chưa hiệu quả. Ở phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) phát hiện muỗi vằn truyền bệnh SXH có mật độ là 0,37 con trước phun và 0,07 con sau phun, nhưng chỉ số bọ gậy giảm không nhiều, từ 10 cá thể xuống 7 cá thể. Kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho thấy, tại phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) chỉ số bọ gậy trước khi diệt là 26%, sau khi đội xung kích và người dân diệt vẫn còn 12%. Tại phường Thanh Lương (quận Hà Đông) tỷ lệ bọ gậy trước diệt là 40% và sau diệt là 30%, tại phường Khương Thượng (quận Đống Đa) tỷ lệ bọ gậy trước diệt là 20% và sau diệt là 7%.
Từ đầu năm 2017 đến 29/8, thành phố Hà Nội ghi nhận 21.659 ca sốt xuất huyết, trong đó đã có 7 bệnh nhân tử vong; số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.519 người (chiếm 14,4%). Theo báo cáo của các sở ngành thành phố Hà Nội tính đến những ngày cuối tháng 8/2017, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Thủ đô bước đầu được kiểm soát. Những ngày tháng 8 vừa qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng chống dịch; tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình thức; 100% xã, phường đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và tổ giám sát phòng chống dịch sốt xuất huyết với tổng số có 26.038 đội xung kích, 63.119 người tham gia. Các lực lượng chức năng đã phun thuốc diệt muỗi được 86,7% số hộ gia đình, còn 13,4% hộ gia đình không phun. Đây là điều khiến cộng đồng vô cùng lo lắng bởi chính những hộ gia đình không đồng ý cho phun thuốc sẽ là nơi phán tán dịch.
Một số khu vực phòng chống dịch chưa hiệu quả
Ngày 30/8, tại buổi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết nhưng đến nay vẫn chưa khống chế được dịch hoàn toàn, vẫn còn một số trường hợp mới nhiễm bệnh.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội thừa nhận việc triển khai thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, phun thuốc hoá chất tại một số khu vực chưa được thực hiện nghiêm túc. Sự vào cuộc của chính quyền cơ sở ở một số xã, phương, thị trấn chưa quyết liệt, ảnh hưởng đến kết quả công tác phòng chống dịch. Đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động chưa hiệu quả, nhiều thành viên của đội chưa đúng theo hướng dẫn, phân công phụ trách hộ gia đình chưa rõ hoặc một đội phụ trách quá nhiều hộ gia đình. Công tác diệt bọ gậy tại hộ gia đình chưa triệt để, một số hộ gia đình không thực hiện phun hoặc chỉ cho phun hóa chất ở tầng 1. Tỷ lệ phun hóa chất tại các trường học, công trường xây dựng, chợ, khu vực công cộng mới đạt 65%.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng nhấn mạnh, mặc dù số ca mắc trong tuần đã có xu hướng giảm nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay và thời gian tới sinh viên các trường sẽ về Hà Nội nhập học thì nguy cơ dịch sốt xuất huyết vẫn có thể diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Tài chính trình UBND Thành phố phê duyệt kinh phí bổ sung cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị, cụ thể: bổ sung 10 máy phun thuốc cỡ lớn, 42 máy phun mù nóng và 228 máy phun đeo vai. Cùng với đó là bổ sung chế độ bồi dưỡng cho nhân lực thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Khởi tố kẻ đánh nhân viên phun thuốc diệt muỗi SXH
Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Đình Thái (39 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) về hành vi chống người thi hành công vụ. Qua điều tra, vào chiều 24/8, theo kế hoạch phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn, các cán bộ thuộc Trung tâm Y tế Cầu Giấy phối hợp với UBND phường Trung Hòa tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chống SXH tại tổ 4 phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Khi tổ công tác phun hóa chất diệt muỗi đến khu vực ngõ 125, phố Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, thì bất ngờ Tạ Đình Thái xuất hiện và có hành vi hành hung cán bộ UBND phường Trung Hòa, khiến một cán bộ y tế phường Trung Hòa phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông Vận tải và phải khâu 5 mũi.
Hà Phương

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 2 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 11 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.