Vì sao sau Tết nhiều chị em bị 'xấu đi'?
GĐXH – Nếu như trước Tết, mọi người đến các cơ sở thẩm mỹ để làm đẹp thì sau Tết, lượng bệnh nhân đến khám vì da gặp các vấn đề về bệnh lý lại gia tăng nhiều hơn.
Mới đây, theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, khi bệnh viện quay trở lại hoạt động đã có hàng nghìn bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh lý về da.
Cụ thể, qua thống kê, bệnh nhân đến khám các bệnh chủ yếu như: viêm da cơ địa, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc dị ứng, mụn cóc…
Bên cạnh đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai cũng gia tăng. Ngoài ra, nhiều người cũng đến điều trị nám má, tàn nhang, điều trị sẹo xấu, chăm sóc da mụn… trước khi quay trở lại làm việc.

Thức khuya, ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên xào, dầu mỡ... là những nguyên nhân khiến da trở nên xấu đi sau Tết. Ảnh minh họa
Trên thực tế, tình trạng da xấu đi, thậm chí là mắc các bệnh lý về da sau Tết không phải là điều hiếm gặp. Hàng năm, tại các bệnh viện trên cả nước, nhất là các cơ sở chuyên khoa da liễu vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp đến điều trị vì gặp các vấn đề về da khi kết thúc kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Đề cập đến nguyên nhân khiến bệnh nhân đến khám đông ngay ngày đầu năm, theo BSCK2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, trong kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhiều người thường thức khuya, ăn nhiều đồ ngọt, béo, cộng thêm việc thay đổi thời tiết khiến bệnh về da bùng phát.
Cùng với đó, các bác sĩ cũng cho rằng, dịp nghỉ Tết, nhiều người thường đi chơi, đi du lịch nên cũng sẽ khiến da bị sạm, xấu đi do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, trong những ngày Tết, chị em phụ nữ thường có xu hướng trang điểm nhiều hơn, kĩ hơn ngày thường, từ đó làn da sẽ chịu tác động của các mỹ phẩm trang điểm nhiều hơn. Chính vì vậy, sau Tết da thường xấu đi như nổi mụn, sạm nám, khô sần hơn...
Trong các vấn đề về da sau Tết, mụn là tình trạng hay gặp nhất. Nguyên nhân là do trong dịp Tết, việc tiêu thụ bánh mứt kẹo, bia rượu, thức khuya có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, rượu bia cũng như các chất kích thích nói chung có thể khiến hệ nội tiết bị ức chế và gây mụn. Rượu còn làm mất nước và là tác nhân dẫn đến mụn trứng cá và nhiều vấn đề khác về da.
Khắc phục các vấn đề về da sau Tết như thế nào?
Để phục hồi lại làn da, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, với những trường hợp bị "xấu đi" sau Tết nhưng ở mức nhẹ (da khô sần, nám…), có thể tự khắc phục bằng cách loại bỏ các yếu tố gây hại cho da. Song song với đó, cần có phương pháp chăm sóc da hàng ngày đúng cách.

Một số việc nên làm để "cứu" làn da sau Tết như:
Giữ da mặt luôn sạch sẽ: Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt vào mỗi buổi sáng và tối, đồng thời tẩy tế bào chết thường xuyên 1 – 2 lần/ tuần, nếu trang điểm bắt buột phải tẩy trang trước khi ngủ. Việc giữ da luôn sạch sẽ giúp da phát huy tối đa hiệu quả từ các bước chăm sóc tiếp theo và ngăn ngừa những vấn đề về da như: mụn, sạm, nám, lỗ chân lông to…
Giữ tinh thần luôn vui vẻ: Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến làn da và nhan sắc của phụ nữ. Do đó, muốn da đẹp lên, cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực, lạc quan đồng thời, tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền.
Tập thể dục: Hãy dành ra 15 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, tập yoga, chạy, bơi lội… điều đó vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa tốt cho làn da, vóc dáng, nhan sắc và tinh thần sau kỳ nghỉ "buông thả" bản thân kéo dài.
Không thức khuya: Ngủ muộn là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến da mau xuống cấp nhất, gây ra mụn, lão hóa, nếp nhăn, thâm quầng mắt... Do đó, nên đi ngủ sớm, không nên thức khuya để tránh gây hại cho da.
Có chế độ sinh hoạt điều độ: Không ăn nhiều đồ béo, ngọt; uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp da nhanh được hồi phục và tươi trẻ.
Bảo vệ da: Với những làn da đang bị tổn thương, việc bảo vệ khỏi các tác nhân xấu là điều vô cùng cần thiết. Do đó, cần che chắn kỹ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ban ngày, nếu ra ngoài trời nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ≥ 30. Buổi tối, trước khi đi ngủ cần tẩy trang, rửa mặt kỹ để da thật sạch và thông thoáng sau đó bôi kem dưỡng ẩm để cung cấp nước, giúp da mịn màng hơn.
Riêng với những trường hợp da bị tổn thương quá mức, da gặp các vấn đề bệnh lý, nên đến các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn, điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phục hồi phù hợp, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 10 giờ trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 1 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.