Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao thuốc giảm đau, chống viêm lại gây đau dạ dày?

Thứ tư, 15:04 16/10/2024 | Sống khỏe

Thuốc giảm đau, chống viêm là một thuốc thường được dùng để giảm đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây khó chịu cho dạ dày. Đâu là nguyên nhân?

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có tác dụng giảm đau và giảm viêm nhưng đôi khi có thể gây khó chịu cho dạ dày.

1. Thuốc giảm đau, chống viêm NSAID là gì?

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) là một loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm, hạ sốt, không có cấu trúc steroid. NSAID là thuốc giảm đau ngoại vi, không gây nghiện.

NSAID chiếm 8% đơn thuốc trên toàn thế giới và đặc biệt phổ biến ở những người từ 65 tuổi trở lên.

NSAID được dùng để giảm đau do tổn thương mô, đau đầu, viêm xương khớp , sốt, đau bụng kinh. Thuốc có nhiều dạng khác nhau, bao gồm dạng lỏng, viên nén, viên nang, gel, kem, thuốc đạn…

Các loại thuốc NSAID không kê đơn phổ biến: Aspirin , ibuprofen, naproxen natri.

Các loại thuốc NSAID kê đơn phổ biến: Celecoxib (celebrex), diclofenac (voltaren), fenoprofen (nalfon), indomethacin (indocin), ketorolac (toradol).

Vì sao thuốc giảm đau, chống viêm lại gây đau dạ dày?- Ảnh 2.

Thuốc giảm đau chống viêm NSAID được dùng trong điều trị đau.

2. Thuốc NAIDS có gây tác dụng phụ không?

Cũng như các thuốc khác, NSAID cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Khoảng 1/3 số người dùng NSAID gặp phải các triệu chứng đau dạ dày như đau ở vùng bụng trên, đầy hơi, buồn nôn sau bữa ăn, đầy bụng, ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản .

Tác dụng phụ thường gặp nhất của NSAID: Đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, loét dạ dày tá tràng , chóng mặt, khó tập trung, đau đầu nhẹ.

Khoảng 20% bệnh nhân có những triệu chứng này lại không bị ảnh hưởng đến dạ dày. Nhưng có tới 70% người dùng NSAID lâu dài có thể phát triển các bất thường ở dạ dày như xói mòn niêm mạc, loét và chảy máu dưới biểu mô.

Vì sao thuốc giảm đau, chống viêm lại gây đau dạ dày?- Ảnh 3.

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây khó chịu cho dạ dày.

3. Tại sao thuốc NSAID lại gây hại cho dạ dày?

NSAID có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, khó tiêu, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, thậm chí xuất huyết đường tiêu hóa trên, thủng dạ dày/tá tràng…

NSAID ảnh hưởng đến đường tiêu hóa là do thuốc làm giảm mức prostaglandin bảo vệ niêm mạc, gây ra nguy cơ hình thành loét cao hơn.

Ngoài ra, các thuốc này cũng gây ra tình trạng tăng tiết axit dạ dày và giảm tiết dịch nhầy ở niêm mạc ruột, dẫn đến tổn thương đường ruột. NSAID không chỉ liên quan đến viêm dạ dày, loét dạ dày và ruột non mà còn có thể gây loét ở đại tràng.

4. Ai có nguy cơ cao bị ảnh hưởng dạ dày khi uống NSAID?

Những trường hợp có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đến dạ dày khi uống NSAID bao gồm:

- Những người sử dụng NSAID lâu dài.

- Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột liên quan đến NSAID cao hơn.

Nếu bệnh nhân cần sử dụng NSAID trong thời gian dài, nên dùng thuốc cùng với thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc chẹn H2 để giảm nguy cơ viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh loét dạ dày tá tràng nên xét nghiệm H.pylori nếu phải sử dụng NSAID kéo dài hơn hai tháng.

DS. Hoàng Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 2 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 31 phút trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 19 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Top