Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ mắc bệnh tình dục nghĩ chồng cặp bồ nhưng hóa ra nguyên nhân từ một thói quen

Thứ năm, 20:03 17/10/2019 | Sống khỏe

Một số bệnh tình dục không chỉ lây qua quan hệ tình dục mà còn có thể thông qua tiếp xúc cơ thể, tiếp xúc với đồ vật trung gian truyền bệnh.

Người phụ nữ 30 tuổi mắc bệnh tình dục nghi chồng ngoại tình

A Lệ, 30 tuổi, gần đây cảm thấy rằng phần thân dưới của cô bị ngứa nên đã đến Bệnh viên Nhân dân Chiết Giang khám. Bác sĩ cho biết cô mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục gọi là mụn cóc sinh dục. Sau khi biết kết quả kiểm tra, A Lệ nghi ngờ rằng chồng đã lăng nhăng bên ngoài nên lây bệnh cho cô. Tức giận vì bị phản bội, A Lệ đã ngay lập tức kéo chồng tới bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên kết quả cho thấy người chồng hoàn toàn không có bệnh.

Điều này khiến A Lệ trở nên hoang mang: "Tôi vệ sinh cơ thể rất sạch sẽ, kể cả sau khi quan hệ. Vậy tôi lây bệnh tình dục này từ đâu?"

Vợ mắc bệnh tình dục nghĩ chồng cặp bồ nhưng hóa ra nguyên nhân từ một thói quen - Ảnh 1.

Vì thói quen đếm tiền không rửa tay sạch sẽ nên cô A Lệ đã vô tình bị lây nhiễm bệnh tình dục. (Ảnh minh họa)

Sau khi hỏi ý kiến ​​bác sĩ cẩn thận, cuối cùng A Lệ cũng tìm thấy nguyên nhân thật sự. A Lệ là giao dịch viên tại một ngân hàng trong thành phố, tay cô thường phải chạm vào tiền giấy trong một thời gian dài. Do công việc giao dịch bận rộn nên A Lệ thường tiếp xúc với các hóa đơn, tiền mặt nhiều nhưng không rửa tay sạch sẽ. Bác sĩ đánh giá rất có khả năng thói quen xấu này khiến cô mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Một trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Bệnh viện Nhân dân thành phố Ôn Châu trước đây, nữ bệnh nhân Xiaole, 20 tuổi cũng phát hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi biết tin, Xiaole cảm thấy rất bất ngờ bởi cô không có bạn trai, chưa từng quan hệ sao có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện ra rằng Xiaole cũng là nhân viên ngân hàng, có thói quen không rửa tay như A Lệ.

Vợ mắc bệnh tình dục nghĩ chồng cặp bồ nhưng hóa ra nguyên nhân từ một thói quen - Ảnh 2.

Rửa tay là thói quen giúp ngăn ngừa bệnh tật. (Ảnh minh họa)

Thói quen rửa tay đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật bởi bàn tay tiếp xúc với rất nhiều thứ xung quanh và cả các bộ phận trên cơ thể. Nếu không rửa tay sạch sẽ, khi chúng ta dụi mắt hay bốc đồ ăn,... sẽ khiến các vi khuẩn gây bệnh đi vào miệng, vào mắt,...

Những người có cơ thể yếu hơn nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.

Các vi khuẩn ẩn trong những nhu yếu phẩm hàng ngày này là khá nhiều. Ngoài tiền mặt, có rất nhiều vi khuẩn trong các vật dụng hàng ngày như chìa khóa, điện thoại di động, bàn chải đánh răng, nước rửa tay ở nơi công cộng, nút thang máy, bàn phím máy tính,... mà chúng ta chạm vào mỗi ngày.

Vậy ngoài việc rửa tay trước và sau bữa tối, chúng ta còn cần phải rửa tay vào những lúc nào?

1. Rửa tay sau khi đọc báo. Các dung môi hữu cơ như ethanol, isopropanol và toluene thường được sử dụng trong mực in và các chất này có hại cho cơ thể con người ngay cả khi chúng còn sót lại.

2. Rửa tay sau khi đi ra ngoài. Ở môi trường bên ngoài, chắc chắn tay sẽ tiếp xúc với một số nơi công cộng, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn thang máy,... Những nơi này là nơi tập trung vi khuẩn và vi rút, rất bẩn. Do đó, sau khi bạn ra ngoài, bạn nên rửa tay sạch sẽ.

3. Sau khi rút tiền, hãy rửa tay sau khi sử dụng máy rút tiền.

4. Rửa tay sau khi sử dụng máy tính, chuột và điện thoại di động. Đây là một vài vật dụng phổ biến dễ bị bỏ qua nhưng rất bẩn.

5. Rửa tay sau khi chạm vào dịch tiết cơ thể. Ví dụ, xì mũi, hắt hơi, ho.

9. Rửa tay sau khi chạm vào vật nuôi hoặc gia cầm để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật.

Mụn cóc sinh dục là gì?

Vợ mắc bệnh tình dục nghĩ chồng cặp bồ nhưng hóa ra nguyên nhân từ một thói quen - Ảnh 3.

Mụn cóc sinh dục là trường hợp các nốt mụn nhỏ, mềm phát triển trên bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do một số chủng vi rút papillomavirus ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc có thể gây ra đau đớn, ngứa ngáy khó chịu. Nó đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ vì một số loại vi rút gây nên căn bệnh này có thể đồng thời gây ra ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ.

Dấu hiệu của bệnh 

Mụn cóc có thể được "ủ" trong cơ thể từ vài tuần đến vài tháng sau nhiễm trùng. Mụn cóc sinh dục cũng khá khó khăn để nhận biết bằng mắt thường. Trong một vài trường hợp, những nốt mụn rất nhỏ và trùng màu da, chỉ khi chạm vào có cảm giác không bằng phẳng thì chúng ta mới phát hiện ra.

Mụn cóc ở nam giới thường xuất hiện ở các khu vực sau:

- Dương vật;

- Bìu;

- Háng;

- Đùi;

- Bên trong hoặc xung quanh hậu môn;

Còn ở phụ nữ, mụn cóc thường tập trung ở:

- Bên trong âm đạo hoặc hậu môn;

- Bên ngoài âm đạo hoặc hậu môn;

- Cổ tử cung;

Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người đã quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi bạn không nhìn thấy những nốt mụn cóc sinh dục, chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:

- Khí hư dày, đặc;

- Ngứa ngáy;

- Chảy máu "vùng kín"

- Châm chích "vùng kín".

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Top