Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vòng tránh thai lạc trong ổ bụng nữ bệnh nhân: Cách để biết chiếc vòng có bị “lạc lối” hay không

Thứ năm, 10:18 28/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Em bé sinh ra cùng chiếc vòng tránh thai; vòng “đi lạc” vào ổ bụng; nằm trong bàng quang, ruột bệnh nhân mấy chục năm... là những trường hợp hy hữu gây nên những tình huống dở khóc dở cười.

Chiếc vòng “lạc lối” trong ổ bụng bệnh nhân

Ngày 26/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành phẫu thuật lấy chiếc vòng tránh thai “đi lạc” vào ổ bụng một nữ bệnh nhân 30 tuổi.

Theo đó, bệnh nhân đến viện khám vì đau bụng và trước đó, bị rong kinh bất thường trong một tuần. Bệnh nhân cho biết đã đặt vòng tránh thai cách đây 3 năm, khoảng vài tháng gần đây thì thấy đau tức âm ỉ bụng vùng dưới rốn, đau không có chu kỳ, không liên quan đến kinh nguyệt. Hai tháng nay chị này bỗng thấy kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường.

Tại bệnh viện, sau khi tiến hành siêu âm, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có vòng tránh thai lạc vào trong ổ bụng. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy dụng cụ tránh thai trong ổ bụng bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

Chiếc vòng tránh thai lạc vào ổ bụng bệnh nhân. Ảnh TL

Chiếc vòng tránh thai lạc vào ổ bụng bệnh nhân. Ảnh TL

Các bác sĩ đã nhẹ nhàng xử lý từng bộ phận của vòng tránh thai, tránh tổn thương các mạch máu của tử cung, vòi trứng và mạch máu vùng chậu của bệnh nhân. Sau 30 phút vòng đã được giải phóng hoàn toàn và lấy ra khỏi ổ bụng thành công.

Vòng tránh thai “chui” vào bàng quang khi nào không hay

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) cũng đã tiếp nhận và mổ nội soi lấy chiếc vòng tránh thai và sỏi ra khỏi bàng quang cho một nữ bệnh nhân.

Cụ thể, bệnh nhân là bà T.T.H, 54 tuổi, ngụ Đồng Nai nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị kèm tiểu khó. Qua thăm khám kết hợp với kết quả siêu âm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dị vật hình chữ T qua thành bàng quang và có sỏi bàng quang.

Nữ bệnh nhân này cho biết, bà đã đặt vòng tránh thai này từ 31 năm trước, song chính bà cũng không biết chiếc vòng đã bị rơi khỏi vị trí cố định ban đầu và kẹt ở bàng quang từ lúc nào không hay.

Các bác sĩ nhận định, trường hợp vòng tránh thai mắc kẹt ở bàng quang là hy hữu, bình thường vòng tránh thai nếu đi lạc sẽ rơi vào ổ bụng, rất hiếm có thể chui vào tận bàng quang.

Em bé sinh ra cùng chiếc vòng tránh thai

Không chỉ "đi lạc" vào bụng và bàng quang của bệnh nhân, chiếc vòng tránh thai còn tuột khỏi vị trí khiến không ít chị em vô tư "thả" và dẫn đến tình trạng bị "vỡ kế hoạch". Năm 2017, hình ảnh một em bé vừa chào đời, trên tay cầm chiếc vòng tránh thai đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, người mẹ mô tả bức ảnh: "Vòng tránh thai mất tác dụng. Dexter Tyler, 27/4/2017. Con trai nặng 4,1 kg, cao 54,6 cm. Chiếc vòng tránh thai đã được tìm thấy đằng sau nhau thai".

Người mẹ này cho biết, cô phát hiện mình có thai sau 4 tháng đặt vòng. Đặc biệt trên hình ảnh siêu âm, không hề nhìn thấy vòng tránh thai. Bác sĩ sản khoa nói với cô rằng có lẽ nó đã bị tuột ra ngoài.

Tuy nhiên, khi tiến hành mổ đẻ, các bác sĩ đã tìm thấy chiếc vòng bị “lạc” ở sau nhau thai. Cũng theo bà mẹ trẻ, con trai không không sinh ra với chiếc vòng tránh thai trên tay mà nó được đặt vào tay bé để chụp ảnh như một minh chứng cho thấy chiếc vòng tránh thai đã không thể “ngăn” được sự xuất hiện của cậu bé này đến với thế giới.

Thăm khám định kỳ để biết chiếc vòng có “lạc lối” hay không

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM), đặt dụng cụ tử cung hay còn gọi là vòng tránh thai là biện pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì có nhiều ưu điểm như: Khả năng tránh thai lên đến 99%, dễ sử dụng, có hiệu quả lập tức và lâu dài, ít tác dụng phụ, chi phí khá rẻ…

Chị em phụ nữ cần tuân thủ thăm khám định kỳ để kiểm tra vị trí chiếc vòng tránh thai. Ảnh: Internet

Chị em phụ nữ cần tuân thủ thăm khám định kỳ để kiểm tra vị trí chiếc vòng tránh thai. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, tất cả những ưu điểm trên chỉ phát huy tác dụng với điều kiện vòng tranh thai được đặt tại nơi uy tín và đươc cố định ở đúng vị trí. Khi vòng tránh thai vô tình "lạc trôi" đến vị trí khác cũng sẽ gây ra không ít vấn đề cho chị em phụ nữ.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, dù vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao và an toàn nhưng chị em vẫn nên tuân thủ việc thăm khám sau đặt vòng, bởi biện pháp nào cũng có một tỷ lệ thất bại nhất định (do tuột, lạc chỗ hoặc đặt quá lâu trong cơ thể). Thông thường, thời gian đầu sau khi đặt vòng, chị em thường được hẹn quay lại khám sau 1 tháng, rồi 3 tháng, 6 tháng… Sau khi đã ổn định thì chỉ cần khám thường niên.

Tuy nhiên, nếu có bất cứ biểu hiện nào như đau bụng bất thường, rong huyết nhiều, người mệt mỏi… sau khi đặt vòng, chị em cũng nên đi khám để kiểm tra xem chiếc vòng có bị lệch khỏi vị trí hay không, tránh tình trạng vòng chui vào ổ bụng hoặc rơi ra ngoài gây mang thai ngoài ý muốn.

Bên cạnh việc thăm khám để kiểm tra vị trí chiếc vòng, cũng theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, mỗi loại vòng, nhà sản xuất đều có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu chị em đặt vòng chữ T, thời hạn đặt vòng để có hiệu quả tránh thai tốt là trong khoảng 8 năm. Sau khoảng thời gian này, hiệu quả tránh thai không còn cao nữa. Bên cạnh đó, khi để vòng quá lâu có khả năng dây vòng bị yếu dễ đứt nên khi lấy vòng sẽ khó khăn. Vì vậy, chị em không nên để vòng quá lâu trong người, vừa ít hiệu quả tránh thai vừa dễ gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Các bác sĩ khuyến cáo, với phụ nữ bình thường, nên đặt vòng lúc mới vừa hết kinh vì lúc đó ít có khả năng có thai, cổ tử cung còn hé mở, dễ đặt, ít đau. Với người mới sinh con, có thể đặt các thời điểm như sau sinh 6 tuần (với người đẻ thường) hoặc sau sinh 6 tháng chưa có kinh trở lại và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (với người đẻ mổ). Những trường hợp rong kinh, kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết do bất cứ lý do gì… thì không nên đặt vòng tránh thai.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 11 phút trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 13 phút trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 21 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

Top