Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ án tại Công ty Vận tải Biển Đông: Vì sao bản án sơ thẩm bị tuyên hủy?

Thứ hai, 18:06 01/06/2015 | Pháp luật

GiadinhNet - Hơn 3 năm trước, ngày 5/4/2012, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Vận tải Biển Đông (nay là Công ty TNHH MTV Biển Đông) và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VFC). Sau đó, một loạt lãnh đạo chủ chốt của 2 công ty này lần lượt bị khởi tố và bị bắt tam giam.

Vụ án xảy ra tại Công ty Biển Đông liệu có bị hình sự hóa vấn đề dân sự?
Vụ án xảy ra tại Công ty Biển Đông liệu có bị hình sự hóa vấn đề dân sự?

Gần 2 năm, các ngày 26, 27, 28 tháng 2/2014, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, gồm các bị cáo: Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó TGĐ Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy; Ngô Văn Nhuận, cán bộ kiểm toán nhà nước; Bùi Quốc Anh, nguyên TGĐ Công ty TNHH MTV Biển Đông (Công ty Biển Đông); Đỗ Thị Bích Thủy, nguyên Phó TGĐ và Nguyễn Thị Lệ Thủy, nguyên thủ quỹ Công ty Biển Đông. Bản án sơ thẩm số 79/2014/HSST ngày 28/4/2014 cho rằng bị cáo Hiệp “tội tham ô tài sản”, bị cáo Anh, Bích Thủy, Nhuận và Lệ Thủy “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong thi hành công vụ” với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù giam.

Theo Cáo trạng của VKSNDTC, ngày 16/12/2005, Bùi Quốc Anh, Giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông (nay là Công ty TNHH MTV Biển Đông) ký tờ trình số 1471/BD-Ttcont đề nghị Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) phê duyệt dự án mua tàu chở dầu sản phẩm cũ có tải trọng 35.000 DWT (Tàu Energy). Ngày 20/12/2005, Vinashin có văn bản số 2362 đồng ý cho Công ty Biển Đông mua 1 tàu chở dầu đã qua sử dụng: Tuổi tàu dưới 10 tuổi, nơi đóng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, trọng tải từ 20.000 đến 35.000 DWT. Sau khi có văn bản chấp thuận của Vinashin, Công ty Biển Đông thuê Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VFC) lập BCNCKT cho dự án mua tàu Energy, qua đó hai bên thỏa thuận khi nào dự án được phê duyệt và Công ty Biển Đông mua được tàu thì mới làm thủ tục thanh toán tiền cho VFC. Tháng 5/2006, dự án được lập xong và bàn giao cho Công ty Biển Đông trình Vinashin phê duyệt.

Ngày 24/5/2006, Chủ tịch HĐQT Vinnashin ký quyết định số 751/CNT-KDĐN phê duyệt dự án mua tàu chở dầu sản phẩm cũ, với tổng mức đầu tư 37.499.066 USD, trong đó hạng mục lập BCNCKT là 94.180 USD. Theo hợp đồng số 01/2006/VNSS-VFC ký ngày 5/1/2006, hai bên thống nhất giá trị hợp đồng cho BCNCKT là 1.504.531.906 đồng (bao gồm VAT – mức giá đảm bảo 100% giá trần do nhà nước quy định). Ngày 5/10/2006, ông Bùi Quốc Anh và ông Hoàng Gia Hiệp ký Biên bản nghiệm thu và quyết toán hợp đồng đã ký. Ngày 4/12/2006, Công ty Biển Đông đã chuyển trả vào tài khoản cho Công ty VFC đủ số tiền đã ký trong hợp đồng. Sau khi Công ty VFC ký hợp đồng BCNCKT với Công ty Biển Đông xong, ngày 10/1/2006 bên VFC ký hợp đồng số 01/2006/TMN-VFC với Công ty TNHH Tân Minh Nguyệt có trụ sở tại 304 đường Trần Khát Chân – Hà Nội do ông Bùi Tiến Hải là Giám đốc, để thực hiện một phần BCNCKT trong khuôn khổ lập dự án đầu tư mua tàu Energy có tổng giá trị hợp đồng là 1.155.000.000 đồng. Sau đó, các ngày từ 5/9/2006 đến 13/2/2007, Công ty VFC đã chuyển đủ số tiền trên vào số tài khoản 1152029368017 của Công ty Tân Minh Nguyệt lập tại một ngân hàng.

Sau khi tàu Energy được mua về và đưa vào hoạt động có hiệu quả, trong các năm 2006, 2007 và 2008, Công ty Biển Đông tiếp tục làm tờ trình, công văn đề nghị Tập đoàn Vinashin duyệt chủ trương mua tàu chở dầu và vận chuyển container và cho phép Công ty Biển Đông được lập BCNCKT đối với tàu Victory (47.084 DWT), tàu Vạn Hưng (7.032 DWT), tàu Melody (45.937 DWT), tàu Biển Đông Star (9.108 DWT). Các tờ trình mua 04 tàu trên đều được Tập đoàn Vinashin phê duyệt. Công ty Biển Đông đã thuê trực tiếp Công ty TMN làm BCNCKT cho 04 con tàu trên bằng 04 hợp đồng BCNCKT, bao gồm: Hợp đồng số 150207/TMN-BDS ngày 15/2/2007 cho tàu Victory với giá trị hợp đồng là 1.763.000 đồng; Hợp đồng số 2705/TMN-BDSC ngày 29/5/2007 cho tàu Vạn Hưng với giá trị hợp đồng là 281.000.000 đồng; Hợp đồng số 1012207/TMN-BDSC ngày 10/12/2007 cho tàu Melody với giá trị hợp đồng là 1.134.000.000 đồng; Hợp đồng số 1012207/TMN-BDSC ngày 15/12/2008 cho tàu Biển Đông Star với giá trị hợp đồng là 449.6000.000 đồng.

Bốn hợp đồng BCNCKT cho 04 con tàu trên đều được Công ty Biển Đông ký với Công ty Tân Minh Nguyệt với giá trị chỉ bằng 70% mức giá trần do nhà nước quy định trong việc chi phí cho BCNCKT đối với việc mua sắm tàu biển. Khi các thủ tục mua 04 con tàu hoàn tất, Công ty Biển Đông làm thủ tục nghiệm thu và quyết toán chuyển tiền vào số tài khoản của Công ty Tân Minh Nguyệt.

Theo kết luận của Cơ quan ANĐT - Bộ Công an, Cáo trạng của VKSND Hà Nội và Bản án sơ thẩm số 79/2014 ngày 28/2/2014 của TAND TP.Hà Nội thì: Sau khi Công ty Biển Đông mua được tàu Energy, Hoàng Gia Hiệp gặp Bùi Quốc Anh tại Công ty Biển Đông đề nghị thanh toán tiền lập BCNCKT tàu Energy đã ký kết, Bùi Quốc Anh đặt vấn đề được Hiệp đồng ý là Công ty Biển Đông sẽ chuyển đủ số tiền 1,5 tỷ đồng như trong hợp đồng đã được ký kết, nhưng sau khi trả tiền cho Công ty VFC, thì Công ty VFC phải rút ra 750.000.000 đồng chuyển trả cho Công ty Biển Đông.

Bản án của Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao đã tuyên hủy bán án sơ thẩm, đề nghị xét xử theo thủ tục chung

Bản án của Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao đã tuyên hủy bán án sơ thẩm, đề nghị giải quyết lại theo thủ tục chung

Để hợp thức việc rút tiền chuyển trả cho Công ty Biển Đông, các bị cáo Anh, Hiệp, Bích Thủy ký hợp đồng khống với nhà thầu phụ rồi chuyển tiền cho Công ty Biển Đông qua nhà thầu phụ (chính là Công ty Tân Minh Nguyệt). Cơ quan ANĐT cũng cho rằng Bùi Quốc Anh đã thống nhất với Bích Thủy phối hợp với Hiệp. Bích Thủy đã nhờ Ngô Văn Nhuận (là kiểm toán viên đã có thời gian kiểm toán tại Công ty Biển Đông) tìm đơn vị có tư cách pháp nhân ký hợp đồng nhằm hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ thanh toán cho dự án thực hiện rút tiền cho Công ty Biển Đông. Nhuận đã nhờ được Nguyễn Minh Ngọc (là bạn học cũ) mua hóa đơn GTGT.

Sau đó Ngọc có nhờ Nguyễn Thúy Hạnh, Hạnh nhờ một người có tên là Thành, làm nghề buôn bán, kinh doanh ngoài chợ Hòa Bình (chợ Trời) mua hóa đơn và đóng dấu hợp thức hóa. Thành đã cấp cho Hạnh giấy đăng ký kinh doanh của Công ty Tân Minh Nguyệt để chuyển cho Hiệp ký hợp đồng khống số 01/2006/TMN-VFC ngày 10/1/2006 với giá trị 1.155.000.000 đồng. Công ty VFC đã chuyển tiền cho Công ty Tân Minh Nguyệt qua tài khoản. Tài khoản này do Nhuận nhờ Ngọc mở để Nhuận rút tiền cho Công ty VFC. Sau khi rút được tiền các đối tượng chia nhau…

Cũng theo bản án sơ thẩm số 79/2014 thì đối với BCNCKT của 04 con tàu mua sau, các bị cáo đã tìm đơn vị có tư cách pháp nhân ký hợp đồng BCNCKT, nhằm hợp thức hóa hồ sơ thanh toán, rút tiền đề ngoài sổ sách, chi "ngoại giao" cho Công ty Biển Đông. Đối với Công ty Tân Minh Nguyệt là công ty có thật, do ông Bùi Tiến Hải làm giám đốc, công ty này không có chức năng tư vấn, lập dự án BCNCKT mua bán tàu. Các đối tượng hợp thức bằng giấy tờ giả, gồm: Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty Tân Minh Nguyệt, giấy tờ đề nghị thanh toán Tân Minh Nguyệt, hóa đơn GTGT mà VFC sử dụng làm thủ tục thanh toán cho Công ty Tân Minh Nguyệt là hóa đơn Công ty Tân Minh Nguyệt báo mất, các tài liệu trên đều là giả do Nguyễn Thúy Hạnh trú tại số 5, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội thông qua đối tượng Thành (buôn bán ở Chợ Trời) làm giả.

Sau khi TAND TP. Hà Nội tuyên bản án số 79/2014/HSST ngày 28/2/2014, tất cả các bị cáo đều làm đơn kháng cáo, cho rằng số tiền mà các bị cáo nhận từ Công ty VFC, hay Công ty Tân Minh Nguyệt là tiền công sức viết lập dự án BCNCKT. Các bị cáo còn cho rằng không có bên nào bị thiệt hại mà đã đem lợi cho nhà nước hơn một tỷ đồng do ký hợp đồng BCNCKT thấp hơn 30% so với quy định. Ngày 11/7/2014, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Tòa phúc thẩm đã tuyên hủy các quyết định của bản án sơ thẩm số 79/2014/HSST ngày 28/2/2014 của TAND TP. Hà Nội, trả lại hồ sơ cho VSKND TP Hà Nội giải quyết theo thủ tục chung.

Phùng Bình/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 20 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Liên quan đến vụ cựu tiếp viên Vietnam Airlines môi giới bán dâm giá nghìn đô, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 1 ngày trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

Top