Vụ chạy thận làm 9 người tử vong tại Hoà Bình: Giám đốc Bệnh viện thành lập Đơn vị lọc máu khi chưa đủ điều kiện
GiadinhNet - Mới đây, sau quá trình điều tra, Công an tỉnh Hoà Bình đã ban hành Kết luận điều tra bổ sung lần 2 vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra vào tháng 5/2017 tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - BVĐK tỉnh Hoà Bình. Cho đến nay, qua 3 lần điều tra, một lần xét xử, Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố 6 bị can. Công an tỉnh Hoà Bình kết luận có một phần trách nhiệm không nhỏ của ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện này.

Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa. Ảnh: TL
Chưa đủ điều kiện
Ông Trương Quý Dương làm Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình từ tháng 9/2002. Đến tháng 3/2010, ông Dương ký Quyết định số 175/QĐ-BVĐK thành lập Đơn nguyên lọc máu thuộc khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hoà Bình. Tại bản kết luận điều tra bổ sung lần 2, Công an tỉnh Hoà Bình nêu rõ, từ năm 2013, hệ thống lọc nước RO số 2 được sửa chữa, bảo hành 4 lần. Sau mỗi lần sửa chữa, bảo dưỡng, Đơn nguyên lọc máu đều chạy lọc thận cho bệnh nhân trước khi có biên bản nghiệm thu bàn giao sau sửa chữa và chưa được kiểm tra an toàn hệ thống lọc nước RO.
Ngày 28/5/2017, hệ thống RO số 2 tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng. Đến sáng 29/5/2017, Đơn nguyên lọc máu đã cho chạy lọc thận khi chưa xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn AAMI, chưa có biên bản bàn giao nghiệm thu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ông Trương Quý Dương với vai trò, trách nhiêm của người đứng đầu của Bệnh viện nhưng do không sâu sát trong lãnh đạo, không kiểm tra, giám sát nên đã không nắm được. Việc này, ông Dương đã vi phạm vào Quy chế hoạt động của Bệnh viện là : “Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của Bệnh viện”.
Về việc thành lập Đơn nguyên lọc máu của BVĐK tỉnh Hoà Bình do ông Dương ký quyết định, kết luận nêu rõ là không có quy định và chưa đủ điều kiện. Cụ thể, tại thời điểm thành lập Đơn nguyên lọc máu thì BVĐK tỉnh Hoà Bình chưa có phương án thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 43/2006/ NĐ – CP của Chính phủ. Bản thân Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình từng gửi công văn vào năm 2012 khẳng định: “BVĐK tỉnh Hoà Bình chưa đủ các điều kiện để được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế”.
Sau khi sự cố xảy ra, trong công văn trả lời Công an tỉnh Hoà Bình, Sở Nội vụ tỉnh này tiếp tục khẳng định: “Việc ban hành quyết định số 175/QĐ-BVĐK ngày 8/3/2010 của Giám đốc BVĐK tỉnh Hoà Bình là không có văn bản pháp luật nào quy định được phép thành lập tổ chức bên trong thuộc các khoa (phòng) của BVĐK và phân cấp, phân quyền cho Giám đốc đơn vị sự nghiệp thành lập loại hình tổ chức này”.
Tiếp tục thay đổi tội danh
Trong vụ án này, nhân vật được dư luận quan tâm nhất là BS Hoàng Công Lương (công tác tại Đơn nguyên lọc máu, khoa Hồi sức tích cực, BVĐK Hoà Bình). BS Lương là người ra y lệnh vào ngày 29/5/2017 để tiến hành chạy lọc thận cho 18 bệnh nhân sau khi hệ thống RO số 2 vừa được sửa chữa.
Sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố, bắt tạm giam BS Lương về tội vi phạm quy định khám chữa bệnh, về sau đã thay đổi biện pháp ngăn chặn thành “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. Đến tháng 3/2018, cơ quan công an đã thay đổi tội danh với BS Lương thành “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Cùng bị khởi tố với BS Lương ở thời điểm này còn có 2 bị can Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty Trâm Anh) và Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng Vật tư, BVĐK Hoà Bình). Hai người này bị khởi tố về tội “Vô ý làm chết người”.
Tháng 5/2018, TAND tỉnh Hoà Bình đưa vụ án ra xét xử, quá trình thẩm vấn, tranh tụng tại toà đã xuất hiện nhiều tình tiết mới. Nhận thấy vụ án còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để cơ quan công an điều tra bổ sung.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố thêm 3 bị can, gồm : Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK Hoà Bình), Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc BVĐK Hoà Bình) và Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng Vật tư, BVĐK Hoà Bình). Cả ba bị can này đều bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Với BS Hoàng Công Lương, tại kết luận điều tra bổ sung lần 2, Công an tỉnh Hoà Bình đã quyết định thay đổi tội danh một lần nữa, từ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Vô ý làm chết người”. Theo cơ quan công an, hệ thống lọc nước RO số 2 vừa sửa chữa ngày 28/5/2017 chưa lấy mẫu nước để xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI; phòng Vật tư chưa nghiệm thu, chưa làm xong các thủ tục bàn giao cho Đơn nguyên lọc máu; nước RO không được người có chuyên môn là kỹ sư, kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra chất lượng theo quy định; chưa được Trưởng khoa cho ý kiến chỉ đạo mà chỉ nghe 2 điều dưỡng (người không có chuyên môn trong đảm bảo chất lượng nước) thông báo về việc phòng Vật tư đã bàn giao hệ thống RO2, đồng hồ đo độ dẫn điện của nước báo chỉ số trong giới hạn cho phép thì BS Lương đã ra y lệnh và xác nhận y lệnh của các bác sĩ khác để tiến hành cho chạy lọc thận 18 bệnh nhân, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cơ quan công an cho rằng, về ý thức chủ quan, BS Lương không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nêu trên. Mặc dù, với trình độ được đào tạo, kiến thức của bản thân, vai trò là một bác sĩ điều trị cũng như sự an toàn của người bệnh thì BS Lương phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Theo đó, cơ quan công an thấy đủ yếu tố cấu thành của tội “Vô ý làm chết người” đối với BS Lương.
Diễn biến chính vụ việc
- Ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên lọc máu, khoa Hồi sức tích cực, BVĐK Hoà Bình có 8 trên 18 bệnh nhân tử vong sau khi tiến hành chạy thận nhân tạo.
- Ngày 30/5/2017, Công an tỉnh Hoà Bình khởi tố vụ án. Ngay sau đó đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người, gồm: BS Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn. BS Lương sau này được thay đổi biện pháp ngăn chặn thành “cấm đi khỏi nơi cư trú”.
- Tháng 3/2018, VKSND tỉnh Hoà Bình truy tố 3 bị cáo Lương, Quốc, Sơn.
- Từ ngày 15/5 đến ngày 5/6/2018, TAND TP Hoà Bình mở phiên xét xử vụ án này. Tại toà, chủ tọa công nhận thêm một người tử vong trong vụ việc, nâng số người chết lên 9 người.
- Ngày 5/6/2018, toà tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Từ ngày 10/7 đến ngày 23/8/2018, Công an tỉnh Hoà Bình khởi tố thêm 3 bị can, gồm: Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu và Trần Văn Thắng.
Thanh Sơn

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 15 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La
Xã hội - 15 giờ trướcCông an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera
Xã hội - 16 giờ trướcCơ quan công an xác định, Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên được trả hoa hồng gần 7 tỷ đồng.

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường
Xã hội - 16 giờ trướcCảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kịp thời khống chế đối tượng nghi "ngáo đá" có hành vi manh động, tấn công người đi đường tại phố Lê Trọng Tấn.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá
Xã hội - 19 giờ trướcCông an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 22 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 23 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luậtGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.