Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ đồng: Eximbank quản lý nợ lỏng lẻo hay nhân viên 'qua mặt' lãnh đạo?

Thứ hai, 14:58 25/03/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Sau vụ nợ 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng, không ít khách hàng đặt nghi vấn rằng, ngân hàng Eximbank đang đẩy lỗi cho nhân viên hoặc quy trình "ấn định" nợ của ngân hàng chưa chặt chẽ, chưa thống nhất.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Từ động thái của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank nói gì?Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Từ động thái của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank nói gì?

GĐXH - Theo đại diện ngân hàng Eximbank, ngân hàng đang cùng khách hàng trao đổi thẳn thắng trên tinh thần hợp tác, thấu hiểu và chia sẻ.

Nhân viên đã qua mặt lãnh đạo hay quy trình quản lý nợ của Eximbank quá lỏng lẻo?

Liên quan đến vụ nợ Eximbank 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) khẳng định tại buổi họp báo kinh tế, xã hội TP. HCM mới đây rằng, cán bộ xử lý đã máy móc gửi thông báo tới khách hàng khi chưa được lãnh đạo duyệt, nên ngân hàng "sẽ không thu khoản nợ 8,8 tỷ đồng".

Điều này đồng nghĩa, theo quy trình xử lý nợ thẻ quá hạn, cán bộ phụ trách công việc này của Eximbank đã không căn cứ vào quá trình nợ để đề xuất lãnh đạo mức lãi, phí phù hợp. Mức phí này cần được trình cấp lãnh đạo duyệt, rồi mới gặp hoặc thông báo với khách hàng.

Với cách giải thích này của vị Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) thì nhân viên đã "qua mặt" lãnh đạo để gửi thông tin tới khách hàng? Hay quy trình quản lý nợ của Eximbank quá lỏng lẻo? Vụ việc cho ta thấy, kẽ hở về quy trình "ấn định" mức lãi, phí của khoản nợ 8,5 triệu đồng, dẫn đến số nợ mà ông P.H.A (ở Quảng Ninh) lên đến 8,8 tỷ đồng.

Vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ đồng: Eximbank quản lý nợ lỏng lẻo hay nhân viên 'qua mặt' lãnh đạo?- Ảnh 2.

Công văn nhắc nợ được Eximbank AMC gửi đến khách hàng P.H.A. Ảnh: ManTV.

Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đặt nghi vấn phía ngân hàng đã mở khống thẻ?

Từ vụ việc này, chia sẻ với phóng viên Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), anh Nguyễn Huy Thành (43 tuổi, ở Cầu Giấy, TP Hà Nội) bày tỏ nghi vấn về chính sách lãi, phí thẻ tín dụng của khách hàng P.H.A được ngân hàng Eximbank xây dựng chưa dựa trên thông lệ thị trường và chưa xét đến yếu tố cạnh tranh, phù hợp nhu cầu của khách hàng (?).

Bởi theo anh Thành, thông tin ban đầu cho rằng, chủ tài khoản là P.H.A được tư vấn mở thẻ nhưng lại chưa từng nhận thẻ mang tên mình. Nếu việc này là chính xác thì cần làm rõ chi tiết chủ tài khoản có ký vào hồ sơ phát hành thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng hay không (?). Nếu chưa từng ký hoặc bản thân hoàn toàn không biết đến khoản tín dụng 8,5 triệu đồng thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đặt nghi vấn phía ngân hàng đã mở khống thẻ. Đến đây, cần làm rõ khoản 8,5 triệu đồng từ đâu ra (?).

Đồng tình với anh Thành, chị Đỗ Mỹ Linh (35 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết, Eximbank khẳng định, cách tính lãi, phí đối với trường hợp P.H.A là hoàn toàn đúng, phù hợp với thỏa thuận giữa họ và khách theo hồ sơ mở thẻ năm 2013. Thậm chí, phía ngân hàng này cho rằng gần 11 năm qua, đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách nhưng "khách vẫn chưa có phương án xử lý nợ". Vậy thì nhiều lần phía ngân hàng thông báo nợ tới khách hàng, nhân viên ngân hàng cũng không thông qua lãnh đạo?

Chị Linh cho rằng, điều này là rất vô lý, không thuyết phục và đi ngược lại các thông tin ban đầu mà Eximbank đưa ra, đặc biệt là thông cáo báo chí mà ngân hàng này phát đi ngày 13/3 vừa qua.

Bất ngờ nợ tín dụng dù không mở thẻ

Cũng từ vụ việc này, bạn đọc Minh Vy (ở Đống Đa, Hà Nội) đã chia sẻ với phóng viên về trường hợp người nhà của chị này bỗng dưng nợ tín dụng dù đã tất toán khoản vay.

Bạn đọc Minh Vy cho hay: "Chồng mình từng gửi hồ sơ cho nhân viên bán hàng để vay tiêu dùng và mở thẻ tín dụng tại một ngân hàng thương mại (xin dấu tên). Dù khoản vay đã tất toán xong từ lâu nhưng vài năm sau, chúng tôi vào ứng dụng ngân hàng thì bất ngờ thấy xuất hiện khoản vay mới, khoản vay được đóng tiền đều đặn, thẻ cũng được cấp hạn mức và có chi tiêu hàng tháng".

Vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ đồng: Eximbank quản lý nợ lỏng lẻo hay nhân viên 'qua mặt' lãnh đạo?- Ảnh 3.

Ngân hàng Eximbank chi nhánh Quảng Ninh.

"Người nhà tôi đã vội vàng lên ngân hàng làm lớn chuyện, yêu cầu tra ra thì mới biết, nhân viên bán hàng đã tự ý lấy thông tin khách để mở khoản vay và thẻ để sử dụng. Trong đó, các thông tin liên hệ như số điện thoại, Email đều không phải của chồng tôi. Đáng chú ý là chồng tôi cũng không biết, không nhận được bất kỳ thông báo hay sao kê nhắc nợ nào", chị Minh Vy cho hay.

Cùng cảnh ngộ này, bạn đọc Thùy Linh (ở Hà Đông) chia sẻ về tình huống bản thân bỗng dưng trở thành khách hàng của ngân hàng dù không mở thẻ.

Bạn đọc Thùy Linh cho hay, từ thông tin cung cấp cho công ty cũ ở thời điểm nộp hồ sơ, một cán bộ phòng nhân sự đã lấy bản công chứng Chứng minh thư nhân dân trong hồ sơ nhân sự đưa cho người thân (cô ruột làm nhân viên ngân hàng). Người này đã sử dụng giấy tờ cá nhân của chị Thùy Linh để tự ý mở tài khoản ngân hàng để "chạy" doanh số thẻ.

"Khi tôi phát hiện ra tôi bỗng trở thành khách hàng của chi nhánh của một ngân hàng thương mại mà chưa hề mở thẻ lần nào, tôi đã truy ra tận gốc vấn đề. Điều làm tôi nể nhất là cô nhân sự kia đã năn nỉ và người liên quan đã liên hệ xin lỗi nên tôi không làm lớn chuyện", bạn đọc Thùy Linh cho hay.

Qua những sự việc nói trên, người tiêu dùng nên quản lý tài khoản và thông tin của mình thật chặt để tránh xẩy ra những tình trạng ngoài ý muốn, mất thời gian, mua bực, đôi khi mất cả tiền.

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin vụ nợ phát sinh gây sốc ở tỉnh Quảng Ninh khi một khách hàng mở thẻ tín dụng tại Eximbank (chi nhánh Quảng Ninh) tiêu dùng hết 8,5 triệu đồng và sau 11 năm phải trả lãi phát sinh 8,8 tỉ đồng.

Theo thông tin chia sẻ, năm 2012, anh P.H.A (trú TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng đến Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh nhờ 1 nhân viên (nam giới) làm thủ tục mở thẻ tín dụng nhưng chưa từng nhận thẻ mang tên mình.

Năm 2016, khi có nhu cầu đi vay vốn ngân hàng thì mới phát hiện ra, bản thân có nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank. Khi anh P.H.A đã tới Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh để xác minh thì được ngân hàng này thông báo phải chịu trách nhiệm với chiếc thẻ tín dụng đã mở trước đó. Thấy vậy, anh P.H.A yêu cầu được xem lại hồ sơ mở thẻ tín dụng và sao kê chi tiết.

Theo bảng sao kê thẻ tín dụng mang tên anh P.H.A cho thấy, có việc giao dịch mua một chiếc điện thoại với giá hơn 9 triệu đồng. Đáng chú ý, chữ ký trong hồ sơ mở thẻ không giống chữ kỹ của anh P.H.A. Hơn nữa, trong sao kê ngân hàng, có 2 lần đã trả lãi trong vòng 2 tháng, việc này anh P.H.A khẳng định là không biết.

Cũng theo anh P.H.A, vì không muốn ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân nên anh đã thể hiện thiện chí khắc phục hậu quả số tiền nợ nhưng ngân hàng không đồng ý và yêu cầu phải trả cả gốc lẫn lãi mà thẻ tín dụng đó đã vay.

Từ năm 2016 đến nay, giữa anh và ngân hàng cũng đã gặp trực tiếp rất nhiều lần để giải quyết nhưng không có tiếng nói chung. Thậm chí phía ngân hàng yêu cầu về địa phương xin xác nhận một đơn nội dung không có khả năng chi trả nhưng anh không đồng ý với lý do nếu xin đơn đó thì đồng nghĩa với việc anh là người lừa đảo. Anh P.H.A cũng thắc mắc, tại sao hàng tháng ngân hàng không thông báo khoản nợ và nhắc nhở khách hàng về khoản vay, nợ xấu cần thanh toán?

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước có công văn yêu cầu ngân hàng Eximbank khẩn trương báo cáo thông tin đầy đủ, khách quan, minh bạch vụ việc chủ thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu, phải trả 8,8 tỷ đồng sau 11 năm.

Trước đó, thông cáo phát đi ngày 13/3, ngân hàng Eximbank khẳng định, đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm, Eximbank đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.

Việc Eximbank phát thông báo nghĩa vụ nợ cho khách hàng là hoạt động nghiệp vụ thông thường trong quá trình xử lý, thu hồi nợ. Tính đến thời điểm hiện tại, Eximbank chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ khách hàng.

Về phương thức tính lãi, phí là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/03/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng (quy định về phí, lãi được quy định rõ trong Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ đã được đăng tải công khai trên website của Eximbank).

Đại diện Eximbank cho biết, khách hàng P.H.A thực hiện mở thẻ Master Card tại Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh ngày 23/03/2013 với hạn mức 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Phát sinh 02 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/04/2013 và 26/07/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch.

Từ ngày 14/09/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã nợ chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm.

Sau đó, Eximbank đã thực hiện các thủ tục để thu hồi khoản nợ của ông P.H.A, cụ thể:

Ngày 16/09/2013: Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh đã thông báo bằng văn bản đến khách hàng về việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Ngày 12/12/2017: Khách hàng có văn bản khiếu nại về việc không nhận được thông báo việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Ngày 23/12/2017: Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản phúc đáp về nghĩa vụ thanh toán, đồng thời đề nghị ông P.H.A có phương án thanh toán khoản nợ cho Ngân hàng.

Ngày 19/08/2021: Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank AMC) theo ủy thác đã trực tiếp làm việc, giải quyết khoản nợ đối với ông P.H.A.

Ngày 10/05/2022: Eximbank AMC tiếp tục có buổi gặp gỡ ông P.H.A để trao đổi, tìm giải pháp hỗ trợ khách hàng xử lý nợ.

Ngày 08/11/2023: Eximbank AMC có Công văn số 2155/2023/EIBA/CV-TGĐ gửi ông P.H.A để thông báo về nghĩa vụ phải thanh toán, phối hợp cùng ngân hàng thực hiện xử lý khoản nợ nêu trên.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Nếu tính đúng, số tiền khách phải trả ngân hàng chưa đến 30 triệu đồng?Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Nếu tính đúng, số tiền khách phải trả ngân hàng chưa đến 30 triệu đồng?

GĐXH - Theo cán bộ ngân hàng, trong quy trình thu hồi nợ tín dụng, các bộ phận tín dụng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận thu hồi nợ… của các ngân hàng làm việc rất chặt chẽ. Ngoài ra, các ngân hàng chỉ tính lãi dựa trên nợ gốc, chứ không tính lãi trên lãi nhập gốc.

Hé lộ mới nhẩt từ luật sư trong vụ nợ Eximbank

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Thị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

Không chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

Chung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Top