“Vua ngải” xứ Mường và hành trình …trả nợ đời
GiadinhNet - Hơn 30 năm trước, ở vùng đất Yên Thủy (Hòa Bình), nhắc đến “vua ngải xứ Mường” Bùi Văn Hiển là ai cũng phải kinh sợ, khiếp hãi. Người ta sợ ông làm phép cho bị điên, bị bệnh hoặc thậm chí là cả… chết. Trò lừa đảo, ma mị của người đàn ông này sau đó đã phải đánh đổi bằng những năm tháng lao tù. Bây giờ gặp lại ông, nhắc chuyện cũ, ông chỉ cười: “Bao năm nay, tôi trả nợ đời”.
Đi tìm “vua ngải” xứ Mường
Không chỉ chúng tôi mà hẳn đã rất nhiều người dân từng nghe về Bùi Văn Hiển, ông “vua ngải” ở vùng đất huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước. Tuy nhiên, danh tính của ông thì rõ, nhưng không ai biết cụ thể nay ông đang ở đâu, làm gì. Bởi một số người cho biết, sau khi mãn hạn tù, ông gần như “mai danh, ẩn tích”.
Người mà chúng tôi vô tình gặp ở huyện Cao Phong, bà Bùi Thị Thực năm nay đã hơn 50 tuổi. Ngày xưa, bà là người từng được “vua ngải” Hiển dùng “phép thuật” cứu thoát khỏi tay tử thần. Theo bà Thực, vào năm 1979, sau khi sinh con thì bà bị sót nhau trong bụng. Nghe hàng xóm chỉ cho lên gặp “vua ngải” Hiển, vợ chồng bà lên đó, nhờ “vua” dùng “phép” thổi cho một ngày thì hết bệnh. Bà Thực nói rằng, vì cũng lâu nên bà không nhớ chi tiết địa chỉ cụ thể của “vua ngải” Hiển mà chỉ biết đó là một xã của huyện Yên Thủy.
“Thời đó “vua ngải” Hiển nổi tiếng lắm, khắp nơi, ai có bệnh gì cũng nhờ ông ấy cả. Tôi nhớ những ngày ở trên đó, trong nhà “vua ngải” lúc nào cũng có 3 đến 4 người đang chờ chữa bệnh. Ngoài chữa bệnh, chúng tôi còn nghe được những câu chuyện rất kỳ lạ như làm ếch kêu trong ngực phụ nữ, đoán cân nặng lợn, bò không không lệch một lạng, hà hơi “thổi chất độc” khi bị rắn cắn ở người, trâu, bò, lợn”, bà Thực kể.
Lần theo những thông tin sơ sài mà bà Thực cung cấp, chúng tôi ngược lên huyện Yên Thủy, đi tìm chân dung ông “vua ngải” nổi tiếng một thời. Đến huyện Yên Thủy, dường như mọi thứ ngoài dự tính của chúng tôi. Ở thị trấn Hàng Trạm, hỏi về “vua ngải” Hiển, lại rất nhiều người biết. “Tưởng ai chứ “vua ngải” Hiển thì nhà ở xã Lạc Sỹ, bây giờ ông ấy chuyển sang nghề nấu rượu cần. Cách đây mấy hôm, tôi mới gặp ông ấy mang rượu xuống thị trấn này bán cho các cửa hàng. Bây giờ các anh cứ đi thẳng theo đường Hồ Chí Minh, sau đó rẽ trái vào xã Lạc Sỹ là đến nhà ông ấy”, ông Bùi Văn Vinh ở thị trấn Hàng Trạm cho biết.
Vượt qua cung đường với những con dốc dựng đứng và các khe suối nước chảy quá nửa bánh xe, chúng tôi cũng đặt chân được đến nhà ông Bùi Văn Hiển (SN 1957) nằm ở cuối xóm Ong, thôn Thấu, xã Lạc Sỹ. Khác với danh tiếng lừng lẫy một thời của “vua ngải”, ngày chúng tôi đến gặp, ông cư ngụ trong một căn nhà sàn đơn sơ bên vách núi. Ông tiếp đón chúng tôi khá bất ngờ vì “cứ nghĩ các anh tìm đến để chữa bệnh. Cái nghề lừa đảo đó tôi bỏ từ lâu rồi, bây giờ mưu sinh với mấy khoảnh ruộng, rồi làm rượu cần đi bán kiếm thêm thu nhập thôi”, ông Hiển nói.
Bỏ tạm chiếc balô nặng trĩu trên vai, chúng tôi được tận mắt “diện kiến” ông “vua ngải” xứ Mường một thời từng “khuynh đảo” cả một vùng đất năm nào. Ông Hiển năm nay đã gần 60 tuổi nhưng hãy còn khỏe mạnh và lạc quan lắm. Tiếp khách phương xa với nụ cười thân thiện, ông vẫn không quên nhắc lại: “Các cậu đừng gọi tôi là “vua” này “vua” kia nhé, kẻo mọi người biết lại không hay. Đó chỉ là quá khứ một thời lầm lỗi của tôi thôi. Bây giờ, tôi là một công dân lương thiện rồi”.
Bí mật những chiêu trò của “vua ngải”
Không còn muốn nhắc lại những câu chuyện đã là quá khứ của hơn 30 năm về trước, nhưng thấy sự tò mò của chúng tôi, ông đồng ý trò chuyện. “Nói thật, bây giờ mình chuẩn bị đi sang xóm bên có đám cỗ nhà thằng cháu nhưng các anh từ Hà Nội lên, không tiếp thì không được. Đằng nào cũng trưa rồi, để tôi bảo vợ chuẩn bị bữa cơm đơn giản, chúng ta vừa nhâm nhi chén rượu, vừa trò chuyện cho vui”, ông Hiển nói.
Sau lời mời, ông Hiển ra vườn gọi vợ rồi giới thiệu: “Đây là vợ hai của tôi. Vợ cả thì mất từ thời tôi còn đang trong tù. Nói thật, ngày xưa mình còn trẻ, mang danh có phép thuật, chữa đủ thứ bệnh nhưng đến vợ cũng vì bệnh tật mà ra đi”, giọng ông trầm ngâm trong thoáng chốc. Ngồi chờ vợ chuẩn bị bữa cơm trưa, ông mang ra cho chúng tôi xem con dao, là kỷ vật và cũng là thứ mà ông dùng để lừa bịp và dọa dẫm nhiều người của hơn 30 năm về trước vẫn đang được lưu giữ.
Vợ hai của ông, bà Bùi Thị Chẻm năm nay đã 46 tuổi, như lời ông nói thì cũng vì thương ông mà chấp nhận. “Chứ một người tù tội như tôi, tiếng xấu khắp vùng, không ai dám đến đâu. Ngày xưa, tôi đào hoa nổi tiếng vùng đất này, đi đến đâu, con gái đổ đến đó, thế mà lúc ra tù, đi đến đâu, người ta xa lánh mình đến đó”, ông Hiển nhớ lại.
Khi mâm cơm đã được dọn ra, chúng tôi ngồi lai rai trò chuyện và thưởng thức vò rượu cần do chính ông sản xuất. Ông kể: Năm 1977, tròn 20 tuổi, khi mới cưới vợ xong thì ông gia nhập quân ngũ và được phân công vào một đơn vị về quản lý vũ khí, đạn dược đóng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tại đây, ông chơi rất thân với một đồng đội người Dao (quê ở Cao Bằng) và được người này dạy cho một số “thủ thuật” đặc biệt. “Trước khi truyền dạy, anh ấy cũng dặn tôi rằng chỉ nên dùng phép thuật vào việc cần thiết, không được dùng tùy tiện, quá giới hạn mà gây tội. Trước khi làm phép thuật, anh ấy bảo tôi phải lấy một vật thân thiết bên mình để niệm các bùa chú. Trong một năm quân ngũ, các thủ thuật về niệm chú, giải hạn, trừ tà, phán đoán… tôi đều lần lượt học được từ anh ấy”, ông Hiển bùi ngùi kể lại.
Học được những điều từ bạn dạy, ông Hiển thích thú và tập cho thuần thục các “phép bùa” này để sử dụng. Cũng trong thời gian đó, đơn vị ông đóng quân gần nhà một thầy dạy “bùa Mán” người xã Tây Phong, huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Thấy anh là người dân tộc Mường hiền lành, say mê bùa phép nên người này cũng đồng ý truyền nghề lại cho ông. Với bản tính trai trẻ còn nông nổi, sau khi xuất ngũ trở về nhà năm 1981, ông đã dùng các “thủ thuật” mà mình học được và biến chúng thành các mánh khóe để khoe với dân bản.
Lập miếu thờ, khoe tài “ghẹo gái”
Đầu tiên, ông Hiển lập hẳn ba cái miếu ở xóm Thấu để lòe bịp rằng mình “có sự trợ giúp của thần thánh” với người dân. Do dân trí lúc đó còn thấp nên chuyện lập miếu, cúng bái, bùa phép mang lại cho ông Hiển khá nhiều lợi nhuận.
Nhắc về những “phép thuật” mà mình từng làm, ông kể mình có thể dùng các thủ thuật để tạo ra tiếng ếch kêu ồm ộp trên ngực phụ nữ, dùng miệng phi dao cắm lên thân cây, đoán khối lượng của một vật chính xác tới từng lạng… Tất cả đã tạo nên một “vỏ bọc” hoàn hảo khiến cho dân bản càng tin tưởng và tôn sùng ông. Họ mê muội đến mức cùng nhau cống nộp những tài sản có giá trị trong nhà và thay nhau phục dịch cho “vua ngải”.
Nói đến đây, giọng ông Hiển như chùng xuống. Ông nói: “Trong thời kỳ đó, do gia đình còn nghèo, chỉ ăn khoai sắn thôi, lại được dân bản tôn sùng cống nạp các đồ vật quý nên nghĩ là được hưởng lộc mà làm điều dại dột như vậy. Đâu nghĩ đó là hành động trái pháp luật của Nhà nước đâu”.
Một kỷ niệm mà ông nhớ mãi, đó là chuyện ông trả thù một “cán bộ” trong xã vì ngăn cấm ông hoạt động chữa bệnh và dùng “phép thuật” lừa đảo người dân. Vào một dịp làm lễ cúng thần linh, biết là trời sắp mưa, nên “vua” Hiển lấy con dao hà hơi, niệm chú chỉ lên trời, miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú” khiến cho trời tối sầm lại. Sau đó ông phán rằng: “Thần linh muốn ăn con lợn của nhà đội trưởng đội sản xuất vì nó nặng 51 cân 7 lạng. Nếu đoán đúng thì phải thịt cho dân bản ăn. Còn nếu sai, tôi sẽ chịu phạt gấp 10 lần con lợn đó”.
Vì quá mê muội nên dân bản rất tin và yêu cầu anh đội trưởng phải cân con lợn kia lên để xem như thế nào. Đến khi mọi người trố mắt vì con lợn đó nặng đúng 51 cân 7 lạng như lời “vua” Hiển đã nói. Thế là con lợn đó đã được mổ để cúng thần linh. Đương nhiên, những phần ngon nhất như thủ lợn, chân giò, lòng lợn, thịt nướng và xương sụn sẽ được dâng “vua ngải”.
Ngoài thủ thuật đoán vật nặng bao nhiêu, ông Hiển còn nhiều trò tai quái khác mà giờ nhắc lại khiến cả người kể và người nghe cũng thấy ái ngại. Ấy là những lần ông cùng với đám trai bản trêu ghẹo con gái.
Có những buổi đêm tối, lúc mấy cô sơn nữ đi chơi tối về thì bất ngờ, bị “vua” Hiển và đám trai bản nhảy từ bụi cây ra chặn đường. Các cô còn chưa kịp định thần và sợ run bần bật mà ôm lấy nhau thì lập tức, bị ông Hiển dùng thủ thuật trêu ghẹo. Ông Hiển chỉ mấp máy môi, rít những hơi dài rồi dùng chính “con dao thần” hay đeo bên mình chỉ thẳng vào ngực các cô gái, tạo ra tiếng ếch kêu ồm ộp khiến các cô thất kinh và chạy tán loạn. “Sau những lần như thế, có thách các cô cũng không dám ra đường vào ban đêm nữa”, ông Hiển nhớ lại.
“Những chiêu trò này mình không muốn tiết lộ, bởi e sợ sẽ có kẻ học theo rồi làm hại người khác như mình đã từng làm. Có thể, những “phép thuật” này sẽ được tôi giấu kín, mang theo mình khi chết đi”, “vua ngải” Hiển cho biết thêm.
Hết “vua ngải” làm nông dân nấu… rượu
Tuy nhiên, quy luật nhân quả cuối cùng cũng đã lên tiếng, những thứ “vua ngải” Hiển lừa đảo cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Năm 1982, ông Hiển bị Công an tỉnh Hòa Bình truy bắt và sau đó bị tòa án tuyên phạt 7 năm tù giam về hành vi lừa đảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự tại địa phương.
Bên vò rượu cần đã vơi đi bớt nửa, “vua ngải” Hiển ngồi nhớ lại những năm tháng lỗi lầm: “Bị tòa tuyên phạt 7 năm tù, mình xấu hổ với làng xóm, vợ con lắm. Cho nên trong trại cải tạo Tân Kỳ (Nghệ An), mình đều cố gắng thực hiện tốt nội quy được đề ra, sau đó được đặc xá, ra tù trước thời hạn 2 năm. Nói thật, những ngày trong tù mới thấy sự tự do nó quý như thế nào. Nó khiến mình quên đi những ngày được làm “vua” mà nhớ về mâm cơm, chén rượu với gia đình và nhất là đứa con còn bé bỏng”, ông nhìn xa xăm.
Năm 1987, trở về nhà sau chuỗi ngày tù tội, trong lòng người đàn ông Mường này chất chứa bao nỗi ân hận. Cha mẹ già ở nhà vì quá thương con đã khuất núi, người vợ cả cũng bị bệnh không ai chăm sóc nên qua đời, bỏ lại đứa con thơ. Cảm thương tình cảnh éo le của ông mà bà Bùi Thị Chẻm (quê ở Kim Bôi, Hòa Bình) đã bỏ qua hết những câu chuyện quá khứ, cùng ông xây đắp lại cuộc sống gia đình với sự ra đời của người con trai thứ hai năm 1991. Từ đó đến nay, vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn và được bà con trong bản quý mến.
Chỉ vào những vò rượu đang ủ chờ lên men, ông mỉm cười: “Bây giờ tôi nhận thức được mình làm gì và không nên làm gì. Nói thật, có mấy đứa cháu xung quanh đây bảo bày cho nó mấy thứ bùa phép kia nhưng tôi không dạy đâu. Những thứ đó chỉ có người thiếu hiểu biết mới tin và có nó trong tay chỉ tổ hại người thôi. Tôi muốn câu chuyện của tôi sẽ là bài học cho nhiều người, đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất tất cả”.
Bỏ tạm chiếc balô nặng trĩu trên vai, chúng tôi được tận mắt “diện kiến” ông “vua ngải” xứ Mường một thời từng “khuynh đảo” cả một vùng đất năm nào. Ông Hiển năm nay đã gần 60 tuổi nhưng hãy còn khỏe mạnh và lạc quan lắm. Tiếp khách phương xa với nụ cười thân thiện, ông vẫn không quên nhắc lại: “Các cậu đừng gọi tôi là “vua” này, “vua” kia nhé, kẻo mọi người biết lại không hay. Đó chỉ là quá khứ một thời lầm lỗi của tôi thôi. Bây giờ, tôi là một công dân lương thiện rồi”.
Biết ơn giám thị trại giam
Kể về chuyện được đặc xá, ông nhớ lại: “Vào tù, trong cả trại này thì chỉ có tôi với một người nữa là người dân tộc thiểu số. Biết cái tội của mình, tôi ra sức cải tạo thật tốt. Thậm chí, khi có những bạn tù rủ tôi đào hầm để trốn, tôi đã tìm cách khuyên nhủ, ngăn cản họ. Tôi cũng rất biết ơn đến ông Nguyễn Viết Xuân, Giám thị thời đó đã bày vẽ, tâm sự với tôi rất nhiều thứ. Chính tình cảm của ông Xuân đã cảm hóa những thứ bất trị trong con người tôi”.
Tuệ Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 48 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 52 phút trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 55 phút trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.