Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xét nghiệm sốt xuất huyết: Một ngày ra hai kết quả, bác sĩ nói gì?

Thứ tư, 07:30 30/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - Từ đầu tháng 7 đến nay, tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết bùng phát với số ca mắc bệnh tăng đột biến. Để phát hiện sớm bệnh, phòng bệnh trở nặng, nhiều bệnh nhân đã dùng dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà hoặc tới viện làm. Tuy nhiên, có những trường hợp nhận kết quả khác nhau. Chuyên gia nói gì về điều này?

Bệnh nhân lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng 28/8. Ảnh: V.Thu
Bệnh nhân lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng 28/8. Ảnh: V.Thu

Cùng một người, ra hai kết quả

Lo lắng mắc sốt xuất huyết, anh N.M.C (40 tuổi, ở quận Đống Đa) mới sốt ngày thứ nhất đã tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương làm xét nghiệm tìm virus Dengue. Kết quả âm tính khiến anh thở phào nhẹ nhõm vì “thoát nạn”. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, anh C vẫn sốt 39-40 độ C, người đau nhức, miệng đắng, ăn không nuốt nổi... Không yên tâm bởi trước đó gia đình anh đã có người mắc sốt xuất huyết, anh tiếp tục đến bệnh viện này khám lại, làm xét nghiệm huyết thanh. Lần này, kết quả cho thấy anh lại dương tính với virus Dengue. Chưa đến mức độ phải nhập viện điều trị, bệnh nhân C được các bác sĩ khuyến cáo tiếp tục theo dõi sát sao, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường đi khám lại vào ngày thứ 4, 5 sau sốt.

Một trường hợp khác là bệnh nhi D.T.N (10 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng). Buổi sáng ngày thứ hai sau sốt, gia đình cháu N gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà đến thực hiện lấy máu xét nghiệm. Chỉ sau vài tiếng, kết quả trả qua email cho thấy cháu bé âm tính với virus Dengue. Tuy nhiên, buổi chiều, gia đình lại đưa cháu đến một bệnh viện khác vì cháu có biểu hiện sốt rất cao, đau nhức khắp người. Kết quả cho thấy, cháu bé dương tính với virus Dengue.

Nhận định về tình trạng cùng một ngày, cùng một bệnh nhân nhưng lại có hai kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết khác nhau, các bác sĩ chuyên ngành Truyền nhiễm cho biết: Đây là điều rất bình thường. Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều trường hợp xét nghiệm âm tính sốt xuất huyết, nhưng lại nhập viện cấp cứu vì sốt xuất huyết. “Với một bác sĩ điều trị, xét nghiệm chỉ là một kênh thông tin tham chiếu để giúp bác sĩ chẩn đoán, chứ không ai dựa vào 100% xét nghiệm để chẩn đoán và xác định hướng điều trị” - BS Trung Cấp nói - “Xác suất cho kết quả xét nghiệm dương tính chính xác khoảng 95-98%, có nghĩa là vẫn còn khoảng 2-5% sai số cho xét nghiệm sốt xuất huyết”.

Đồng tình với ý kiến này, theo ThS Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, để chẩn đoán sốt xuất huyết phải dựa vào nhiều yếu tố. Test nhanh đôi khi vẫn cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Hơn nữa, kết quả âm tính - dương tính phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. “Ngoài việc phụ thuộc vào kỹ thuật, quy trình lấy mẫu máu, thời điểm chỉ định xét nghiệm, thì độ nhạy của test xét nghiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng”, ThS Bá Hiền nói.

Xét nghiệm âm tính, ứng xử ra sao?

Phân tích cụ thể, các bác sĩ cho biết, có ba loại xét nghiệm với sốt xuất huyết: Xét nghiệm nhanh Dengue NS1 nhằm phát hiện kháng nguyên virus gây bệnh sốt xuất huyết hay không; xét nghiệm xác định type Dengue (type D1, D2, D3, D4) bằng cách giải trình tự gene virus, phục vụ cho điều tra dịch tễ, không có giá trị trong điều trị lâm sàng; xét nghiệm kháng thể (là kháng thể con người tự sinh ra để chống lại virus Dengue) để tìm kháng thể Dengue IgM, IgG trong máu.

Việc xét nghiệm tìm kháng nguyên sốt xuất huyết được thực hiện trong vòng 3-5 ngày đầu kể từ khi bệnh nhân bị sốt. Khi nồng độ kháng nguyên virus trong máu thấp thì kết quả sẽ là âm tính, nếu cao sẽ là dương tính. Giai đoạn sau, khoảng ngày thứ bảy bị sốt trở đi, virus Dengue trong máu hết dần, lúc này nếu xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue trong máu sẽ cho kết quả âm tính. Về nguyên tắc, lúc này phải xét nghiệm tìm kháng thể. “Điều này có nghĩa là, nếu sốt 5 ngày đầu, bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể sẽ ra kết quả âm tính. Nếu sốt ngày thứ bảy trở đi, xét nghiệm tìm kháng nguyên sẽ ra kết quả âm tính”, BS Bá Hiền cho biết.

BS Nguyễn Trung Cấp thông tin thêm, vào ngày thứ hai, thứ ba từ khi khởi sốt, virus Dengue cao nhất nên xác suất dương tính virus sốt xuất huyết cao nhất. Có những người chỉ sốt ngày đầu tiên, mật độ virus Dengue dày đặc, ồ ạt thì xét nghiệm vẫn ra dương tính. Ngày thứ năm, thứ sáu trở đi, khi nồng độ virus trong máu đã giảm nhiều trong khi nồng độ kháng thể chưa tăng đủ cao thì các xét nghiệm (kháng nguyên, kháng thể) có thể đều âm tính. Ngày thứ bảy trở đi thì xét nghiệm kháng nguyên âm tính, nhưng kháng thể có thể dương tính…

“Ngoài ra, quy trình lấy máu cũng ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Nếu lấy được mẫu máu tập trung nhiều virus hoặc quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu bảo tồn được kháng nguyên, kháng thể thì độ chính xác sẽ cao hơn. Nếu lấy không đúng kỹ thuật, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác”, BS Trung Cấp nói.

Theo BS Trung Cấp, việc gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà hoàn toàn có thể được. Điều quan trọng là ứng xử với kết quả xét nghiệm ra sao. “Dù kết quả xét nghiệm là âm tính cũng không thể yên tâm hoàn toàn không bị sốt xuất huyết. Nếu dấu hiệu lâm sàng phù hợp với Dengue (như sốt cao, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi, đau nhức…) thì bác sĩ vẫn chỉ định xét nghiệm lại, hoặc bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện để khám lại”, BS Trung Cấp khuyến cáo.

Cũng theo BS Trung Cấp, không một test xét nghiệm nào khẳng định hoàn toàn chẩn đoán không/có mắc sốt xuất huyết, bác sĩ đều khuyến cáo phải theo dõi thêm dấu hiệu, diễn tiến lâm sàng.

Đối với xét nghiệm tiểu cầu, BS Trung Cấp cho biết, nếu giai đoạn đầu xác định có dương tính virus Dengue thì ngày thứ tư, thứ năm, thứ sáu bị sốt nên làm thêm xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ hạ tiểu cầu, độ cô đặc máu để theo dõi biến chứng Dengue. Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ bảy của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên đến ngưỡng an toàn. Nếu tiểu cầu xuống dưới 50.000 hoặc hematocrit tăng trên 10% thì phải nhập viện, vì lúc này xuất hiện nguy cơ thoát huyết tương, cô đặc máu và sốc, nguy cơ chảy máu, thậm chí chảy máu nội tạng gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu quá trình khám, theo dõi thầy thuốc xác định phải là sốt xuất huyết Dengue thì không cần làm xét nghiệm theo dõi chặt chẽ như vậy.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội ngày 28/8, trong tuần qua (từ 21-27/8), Hà Nội ghi nhận gần 3.000 ca mắc mới sốt xuất huyết, giảm hơn 600 ca so với tuần trước đó. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội có hơn 21.600 ca mắc bệnh này, 7 ca tử vong. Hiện còn gần 2.200 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy

Y tế - 1 ngày trước

COVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Y tế - 1 ngày trước

Từ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 5 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Top