Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót thương cho ước nguyện vụt tắt của đứa bé mồ côi

Thứ sáu, 11:16 27/09/2013 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Mẹ đừng lo, điều trị hóa chất con không cảm thấy đau, tóc có rụng thì sẽ mọc lại và rồi con lại khỏe để về còn đi học nữa chứ… Mẹ thấy chưa, hôm qua bác sỹ làm xét nghiệm cười và nói với con là “Con ổn rồi, còn một thời gian ngắn nữa, con phải chịu khó điều trị nhé”…

Đó là những lời nói hồn nhiên của cậu bé mồ côi cha từ năm lên bảy tuổi tên là Nguyễn Ngọc Thuần trú tại thôn Quảng Xá, xã Xuân Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình bị ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối hiện đang điều trị hóa chất tại khoa Ung bướu bệnh viện TW Huế làm người mẹ và tất cả mọi người xung quanh đều không thể không rơi nước mắt…

Ước nguyện của đứa bé mồ côi 

Những ngày cuối năm học 2012-2013, việc học của Thuần đã bị gián đoạn bởi ốm đau thường xuyên nhưng nghị lực của cậu bé khiến bạn bè khâm phục. Những hôm không thể đến trường, cậu bé Thuần ở nhà đọc sách và mượn vở của các bạn để chép lại bài, sự nỗ lực của cậu bé đã được đền đáp bằng kết quả học tập loại giỏi trong 11 năm liền.  

Những tưởng đó là niềm vui và vinh dự của gia đình, bạn bè và thầy cô nhưng có lẽ đó là chiếc giấy khen học sinh giỏi cuối cùng của cuộc đời cậu bởi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối đã cướp đi tương lai, ước mơ của Thuần – một đứa trẻ mồ côi đầy bất hạnh… 
 
Xót thương cho ước nguyện vụt tắt của đứa bé mồ côi 1
Chị Sâm bên con trong những ngày điều trị hóa chất tại BV Trung ương Huế

Kết thúc năm học, Mẹ Thuần vay mượn tiền từ làng trên xóm dưới để mang Thuần vào bệnh viện Trung ương Huế thăm khám, tại đây các bác sỹ khoa Ung bướu phát hiện ra Thuần mắc căn bệnh ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối và ác nghiệt hơn căn bệnh của Thuần đã phát triển thành u lympho ác tính không Hodgkin (bệnh bạch cầu cấp), một căn bệnh hiếm gặp và sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, Thuần được điều trị hóa chất để kéo dài sự sống chứ không có bất kể một tia hy vọng nào cho tương lai… 

Bà Dương Thị Hồng Sâm (43 tuổi, mẹ của Thuần) nghẹn ngào tâm sự, từ ngày bác sỹ bảo không còn bất kể một hy vọng nào cho cháu, tôi và mọi người giấu thông tin của cháu nên có nhiều câu nói làm mọi người rơi nước mắt. Có lần, chị tôi hỏi cháu xạ trị có đau không, rụng tóc như thế cháu có sợ không? Thì cháu trả lời “con đau thì có đau, tóc có rụng thì mọc lại Dì lo chi rứa, con nghe bác sỹ nói con sắp lành bệnh rồi, sắp ra viện rồi Dì vô thăm ít lại cũng được, khi mô con ra viện con về Đồng Hới đi xem múa Lân kẻo năm mô cũng hứa với Dì mà chưa về được…” 

Theo lời chị Sâm thì chị và người nhà cũng đang đếm từng ngày của cháu. Mỗi lần xạ trị là một lần thắp lên hy vọng của gia đình, là một lần nối dài ước mơ về tương lai của cậu bé mồ côi cha. Ước mơ lớn nhất của cậu bé đó là ước mơ thi đỗ vào trường Đại học Y khoa để làm bác sỹ về chữa bệnh cho Mẹ. Vậy nhưng, chỉ ước mơ nhỏ nhất đó là việc về Đồng Hới xem người ta múa Lân cũng chưa thực hiện được… Chị Sâm cúi mặt, hai dòng lệ nóng hổi chảy dài trên khuôn mặt gầy khô rồi im lặng… 

Bi kịch của gia đình… 

Bảy tuổi, bố của Thuần mất để hai anh em Thuần bơ vơ giữa đời. Cuộc sống khó khăn buộc những đứa trẻ ấy phải mưu sinh để đỡ đần cho cuộc sống, lo lắng thuốc thang cho người mẹ nay ốm mai đau. Gia tài lớn nhất của gia đình là sáu sào ruộng và cả ba mẹ con đều bám vào đó để sống.  

Trong mấy năm vừa qua, người anh của Thuần được đi làm công nhân ở nhà máy xi măng nhưng với đồng lương ít ỏi không đủ sống huống gì giúp lại gia đình. 

Ngày Thuần vào viện, cái sổ đỏ của gia đình cũng đem đi cầm cố để vay tiền thuốc men cho Thuần nhưng với căn bệnh ung thư quái ác số tiền vay cũng không đủ để kéo dài thêm một ngày sống của Thuần. Tia xạ ở sọ, ghép tủy với số tiền hàng trăm triệu đồng là con số cực lớn biết xoay chạy được ở đâu cho cháu bây giờ… mẹ Thuần nói trong nước mắt. 

Thương gia cảnh của Thuần, bà con lối xóm cũng là những người nông dân chân chất, nghèo khổ như nhau họ có được dăm ba đồng đều dành cho gia đình Thuần mượn để chữa chạy cho Thuần. Họ thương thằng bé mồ côi hiền lành chất phác ấy nhưng khả năng kinh tế cũng có hạn do đó họ cũng đành bất lực. Ngay cả việc con lợn nái trong nhà đẻ, bà con lối xóm cũng sang làm giúp và nuôi thay để chị Sâm có thời gian chăm con… 

Bán lũ lợn con, người mua chẳng cần mặc cả, họ còn trả cao hơn cho chị. Ngay cả con lợn nái mới hai lứa, người ta vào mua họ đưa cho chị 5 triệu đồng và còn đưa thêm mấy trăm cho chị gửi thăm cháu Thuần. Mang hơn 7 triệu vào Huế, chưa được một tuần chị Sâm đã phải ngóng ra quê xem còn chỗ nào thân quen nữa để vay mượn cho cháu nhưng có lẽ, số người mà cho chị vay mượn “dày hơn cả mưa mùa lũ” nên việc tìm kiếm nguồn tiền chữa bệnh cho con chị ngày một khó khăn hơn… 

Bao nhiêu ước mơ của đứa bé mồ côi đã vụt tắt, ước mơ lớn nhất là về Đồng Hới để xem họ múa Lân đêm Trung thu có khác với việc múa Lân của những đứa trẻ quê nó hay không có lẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Đôi vai gầy của người mẹ trĩu nặng những gánh lúa để nuôi con giờ lại nặng trĩu gánh nợ về tiền bạc để hy vọng Thuần ở bên mình được ngày nào hay ngày đó… 

Chị Sâm đưa ánh mắt nhìn ra cửa sổ, ngoài trời những hạt mưa mùa lũ ngày càng dày đặc hơn nhưng có lẽ ánh mắt ấy đang kiếm tìm một phép màu để đứa con thương yêu của chị có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi bên chị những ngày còn lại của cuộc đời. Bi kịch của số phận, bi kịch của cuộc đời đang quấn lấy chặt đứa trẻ mười bảy với bao nhiêu hoài bão và ước mơ ấy… 
 
Chị Sâm đã và đang cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người để hy vọng kéo dài sự sống cho cháu Thuần. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
 
- Chị Dương Thị Hồng Sâm (Đt: 01294.704.103) xóm 5, thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
 
- Quỹ Vòng tay nhân ái Báo Gia đình xã hội 138A Giảng Võ Hà Nội
 
Vĩnh Quý
vinhquyqb
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 23 giờ trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Căn bệnh suy thận cùng di chứng sau vụ tai nạn khiến sức khỏe của Trang suy kiệt. Éo le hơn khi hoàn cảnh gia đình em vô cùng khó khăn. Những gì có giá trị trong nhà, bố mẹ em đã cầm cố, bán đi nhưng vẫn không đủ tiền điều trị cho em.

Top