Xử trí nhanh khi trẻ bị dị vật đâm xuyên cổ
GiadinhNet - Trẻ bị dị vật đâm xuyên cổ tỉ lệ tử vong rất cao, tuy nhiên nếu xử lý nhanh và đúng thì chỉ sau 1-2 giờ phẫu thuật, bác sĩ sẽ cứu được mạng trẻ.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Sơn La vừa cứu được mạng sống của bé trai bị thân cây cà phê đâm vào vùng cổ (T), gây tổn thương động mạch cảnh, mất máu nặng.
Theo người nhà thì cháu C.V.T, 12 tuổi (ở Púng Tra - Thuận Châu) trèo cây cao bị ngã xuống cây cà phê thấp ở dưới và bị thân cây gãy chọc xuyên vùng cổ. Cháu đã được sơ cứu tại BVĐK huyện Thuận Châu và chuyển gấp lên BVĐK tỉnh điều trị.

Kíp mổ cứu bé bị thân cây đâm xuyên cổ.
Ths.Bs. Lương Đức Hà thấy trường hợp nguy kịch đã cùng kíp trực tiến hành phẫu thuật để lấy dị vật (mảnh thân cây) ra khỏi vùng cổ của bé. Sau phẫu thuật bệnh nhân đã ổn định sức khỏe.
Hôm 18/9, bé Huy (7 tuổi, Ninh Bình) nhặt được cây kéo của bạn về để cắt giấy làm diều. Trong lúc chạy chơi, bé chẳng may bị ngã vào chiếc kéo, và bị kéo đâm xuyên cổ. Bé được BV Sản Nhi Ninh Bình sơ cứu rồi đưa gấp về BV Nhi Trung ương, vào viện trong tình trạng chấn thương cột sống, sốc, mất máu, với vết thương phức tạp vùng cổ phải.

Bé Huy 7 tuổi ở Ninh Bình bị kéo đâm vào cổ.
Trong khi bác sĩ dùng thuốc giảm đau, tiêm phòng uốn ván, kháng sinh, làm các xét nghiệm cấp cứu thì một cuộc hội chẩn gồm các bác sĩ chuyên khoa: Ngoại, Sọ mặt và tạo hình, Ngoại thần kinh, Ngoại mạch máu, Tai - mũi - họng nghiên cứu hình ảnh CT Scanner thấy rõ 2 mũi kéo đi theo hai hướng khác nhau vào vùng góc hàm sàn miệng. Một lưỡi kéo xuyên qua hệ thống mạch máu, thần kinh và dừng lại khi cắm vào thân đốt sống cổ C2. Lưỡi kéo chạy sau nằm sát động mạch cảnh trong bên phải.
Các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu tối cấp và chỉ 1 giờ đã mổ xong, giữ được tính mạng cho bé.

Ca mổ cấp cứu bé Huy bị kéo đâm vào cổ.
Trước đó bé trai Nguyễn Quốc Hoàn (9 tuổi, Nghệ An) cũng được các bác sĩ Bệnh viện Nghệ An sơ cứu và loại bỏ 1 phần dị vật rồi đưa thẳng lên BV Nhi Trung ương cấp cứu trong tình huống nguy kịch.
Kết quả chụp CT cho thấy bé có dị vật cứng nằm trong cổ và TS.BS Nguyễn Tuyết Xương (Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, phẫu thuật viên chính) đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống bé. Ngoài chạc cây đâm từ thành cổ trái xuyên sau gáy, còn 1 cành ngang gây rách toàn bộ cổ phía trước sát khí quản. Bé Hoàn còn bị nhiễm trùng và nhiễm độc rất nặng do vết thương đã kéo dài đến ngày thứ 3...

Bé Hoàn đã bình phục nhanh chóng sau khi phẫu thuật.
Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã loại bỏ dị vật là 1 mảnh cành cây dài 8cm, đường kính 1,2cm và cắt bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu, ngăn chặn tràn khí… Và sau 8 giờ thì sức khỏe của bé Hoàn ổn định, giảm sốt.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp khẩn cấp, tình trạng vết thương nhiễm trùng và hoại tử rất nặng. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhi rất có khả năng bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Mảnh cành cây trong cổ bé Hoàn.
Phòng ngừa là chính
"Bị dị vật đâm xuyên cổ là tai nạn nghiêm trọng, dễ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, đó là tai nạn thương tích hàng đầu dẫn đến tử vong, hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ em" - TS.BS Nguyễn Tuyết Xương cho biết.
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Sọ mặt và Tạo hình thẩm mỹ – trưởng kíp phẫu thuật (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, vùng đầu mặt cổ là nơi có hệ thống mạch máu và thần kinh rất phức tạp do vậy với vết thương do vật sắc nhọn đâm vào thì nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng với tỷ lệ tử vong rất cao. Bé Huy rất may mắn hệ thống động mạch cảnh không bị tổn thương nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.
Sau gần 2 giờ phẫu thuật bác sĩ đã lôi được dị vật ra khỏi cơ thể, các mạch máu, cơ và thần kinh tổn thương được khôi phục. Vùng vạt da bị tổn thương được xử lý bằng kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ. Những ngày sau mổ bệnh nhân sẽ còn đau vùng cổ khi vận động mạnh, các hoạt động đang trở lại bình thường, dần hồi phục.
BS Thơm khuyến cáo, nguyên nhân gây tai nạn di vật đâm xuyên cổ là thiếu sót trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ của người lớn. Để phòng ngừa, bố mẹ cần:
- Chú ý khi nuôi dạy chăm sóc trẻ, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ rình rập khi cầm hay sử dụng các vật sắc nhọn.
- Hướng con chơi những cách giải trí lành mạnh, an toàn đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
- Người lớn nâng cao ý thức, trách nhiệm để chủ động ngăn chặn nguy cơ cho trẻ (ví như môi trường sống cần xây dựng ngôi nhà an toàn, các dụng cụ, đồ đạc ít có thể gây tổn thương cho trẻ).
- Cả người lớn và trẻ em tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, giáo dục ý thức kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa tai nạn. Nên học kỹ thuật sơ cứu với một số tai nạn thương tích để có thể giúp đỡ trẻ gặp tai nạn nhanh và đúng, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.
Khi có tai nạn dị vật đâm xuyên cổ xảy ra cần:
Vết thương mạch máu lớn vùng cổ là những vết thương chí mạng do mất nhiều máu, vì vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sơ cứu ban đầu, nếu vết thương ở vị trí thuận lợi thì băng ép cầm máu là kỹ thuật tốt nhất.
Với những vị trí khó vùng cổ, bẹn thì có thể dùng tay chặn chặt trên vết thương để giảm mất máu.
Nếu làm tốt sơ cứu ban đầu thì khả năng bệnh nhân được cứu sống sẽ cao hơn.
Ngọc Hà

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 10 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.