Hà Nội
23°C / 22-25°C

"1 đỏ, 2 hôi, 3 đau” là dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư đáng sợ mỗi năm "giết chết" 700 nghìn người trên thế giới

Thứ tư, 08:49 17/06/2020 | Sống khỏe

Ung thư ruột hiện là căn bệnh đáng sợ với 10 – 15% dân số thế giới mắc phải. Thế nên muốn phát hiện và điều trị sớm, hãy để mắt đến những thay đổi nhỏ nhất trong cơ thể.

Còn được gọi là ung thư đại tràng, căn bệnh này phát triển từ lớp lót bên trong của ruột. Theo Tổ chức Y thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có đến 700.000 người tử vong vì ung thư ruột, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Đáng sợ hơn, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống , sinh hoạt không lành mạnh của người trẻ hiện nay.

Ung thư ruột là loại bệnh phổ biến thứ hai ở cả nam lẫn nữ. Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ tấn công rất nhanh trước khi bạn kịp nhận ra. Vậy nên cần phải hết sức cảnh giác và để ý thật kỹ những thay đổi nhỏ nhất của sức khỏe, đặc biệt là dấu hiệu "1 đỏ, 2 hôi, 3 đau" luôn cảnh báo ung thư ruột đang ngầm "tàn phá" cơ thể:

1 đỏ gồm

- Phân đỏ

Triệu chứng sớm của ung thư ruột chính là đi ngoài ra máu, thường thấy rất rõ trên phân sau khi đại tiện. Máu này thường sẽ có màu đỏ sẫm vì xuất huyết tiêu hóa chứ không phải là máu tươi như bệnh trĩ . Một khi đã đi ngoài ra máu thì tốt nhất nên đi khám ngay, vì dù gì đi nữa thì đó chắc chắn là dấu hiệu bệnh.

2 hôi gồm

- Mùi phân hôi hơn

1 đỏ, 2 hôi, 3 đau” là dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư đáng sợ mỗi năm giết chết 700 nghìn người trên thế giới - Ảnh 1.

Đi ngoài mà phân hôi bất thường cũng là dấu hiệu bệnh, trừ khi bạn ăn quá nhiều thịt mà thôi.

Những người khỏe mạnh, bình thường thì khi đi ngoài thường không nặng mùi, trừ khi họ ăn nhiều thịt. Còn nếu đã bắt đầu mắc ung thư ruột thì mùi phân sẽ rất nặng, có mùi tanh và trứng thối trong suốt nhiều ngày. Bởi khi mắc bệnh thì ruột sẽ bị xuất huyết, khiến máu bị chảy ra và phân hủy thành một mùi rất khó chịu.

- "Xì hơi" có mùi hôi

Cũng tương tự như dấu hiệu trên, do cơ thể bị xuất huyết khiến máu bị tích tụ ở ruột, phân hủy thành nhiều vi khuẩn và làm "xì hơi" có mùi tanh khó chịu. Ngoài ra, có những trường hợp bị ung thư ruột còn không thể "xì hơi" trong suốt thời gian dài, nếu có thì cũng rất ít vì các khối u ung thư đã chặn đường thải ra của chúng.

3 đau gồm

- Đau bụng

1 đỏ, 2 hôi, 3 đau” là dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư đáng sợ mỗi năm giết chết 700 nghìn người trên thế giới - Ảnh 2.

Nhiều người hay lầm tưởng đau ung thư ruột là cơn đau bụng thông thường, dẫn đến việc đi khám trễ nên khó chữa khỏi.

Đau bụng rất dễ khiến nhiều người lầm lẫn với đau dạ dày thông thường, khiến họ phát hiện ung thư ruột muộn. Lúc này môi trường đường ruột đã bị thay đổi, khiến hệ vi khuẩn phát triển quá mức và gây nên đau bụng liên tục. Khi những cơn đau bụng xảy ra bất thường mà không thể lý giải được, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

- Đau hậu môn

Các tế bào ung thư có thể phát triển ở bất kỳ đâu trong hệ tiêu hóa, thậm chí là cả hậu môn. Nếu những khối u phát triển ở vị trí này, nó sẽ gây đau hậu môn dai dẳng và gây viêm loét dài ngày. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên đau hậu môn khi bị tiêu chảy, cần đi khám ngay kẻo nó phát triển thành ung thư ruột.

- Đau lưng dưới

Theo các chuyên gia, ruột nằm ở phần lưng dưới của cơ thể nên khi các khối u ung thư "hoành hành", nó sẽ gây đau ở cả ruột và lưng dưới – khu vực gần với ruột nhất. Nếu bạn đau lưng dưới mà không phải do vận động hay lý do nào khác, hãy cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư ruột nguy hiểm.

1 đỏ, 2 hôi, 3 đau” là dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư đáng sợ mỗi năm giết chết 700 nghìn người trên thế giới - Ảnh 3.

Ngoài việc phát hiện sớm dấu hiệu, mọi người cũng nên thay đổi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt để hệ tiêu hóa được khỏe hơn. Cần cân bằng dinh dưỡng đều đặn, ăn nhiều rau ít thịt và cố gắng bổ sung thêm một số thực phẩm sau để ruột hoạt động trơn tru hơn:

- Sữa chua: Chúng cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, ức chế vi khuẩn có hại, thanh lọc dạ dày, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm hẳn các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy nên hãy cố gắng ăn sữa chua thường xuyên chị em nhé.

- Tỏi: Trong tỏi rất giàu allicin – một chất chứa lưu huỳnh giúp kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và ức chế nitrat amin làm giảm sự kích thích của các chất gây ung thư trên niêm mạc hệ tiêu hóa. Cách ăn tỏi tốt nhất là cắt từng lát ra rồi để ra ngoài một lát, điều này sẽ khiến allicin tăng mạnh hơn.

- Quả việt quất: Các chất chống oxy hóa trong quả việt quất có thể ngăn ngừa ung thư ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chống lại các gốc tự do – một yếu tố có hại gây ra ung thư. Ngoài ra, chất xơ trong việt quất còn thúc đẩy nhu động ruột.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 2 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 18 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Top