10 cách tự nhiên chữa táo bón mạn tính
Nên uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày, giúp loại bỏ độc tố và táo bón. Nước ép cam cũng rất hữu dụng với chứng khó đi tiêu này.
Táo bón là một chứng bệnh tiêu hóa rất phổ biến. Phần lớn mọi người đều từng bị táo bón một đôi lần trong đời. Táo bón mạn tính có thể từ từ hủy hoại cơ thể bởi sự tích tụ các chất độc. Táo bón mạn tính xảy ra khi bạn không uống đủ nước hoặc không ăn đủ chất xơ. Đôi khi táo bón có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Có khoảng 15-20% người dân bị táo bón mạn tính thường xuyên. Dưới đây là một số cách tự nhiên phòng trị táo bón mạn tính và duy trì nhu động ruột khỏe mạnh, theo boldsky.

Ảnh minh họa.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm táo bón mạn tính và hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Thực hiện các bài tập giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như nhu động ruột. Bạn có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như chạy bộ hoặc sử dụng dụng cụ như thảm nhún. Thảm nhún là một phương pháp chữa táo bón mạn tính hoàn hảo vì nó kích thích hoạt động của hệ bạch huyết. Đảm bảo tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút.
Cải bó xôi (rau bina)
Cải bó xôi được cho là phương thuốc tự nhiên trị táo bón mạn tính tốt nhất. Nó giúp làm sạch và cải thiện đường ruột. Tốt nhất là nên uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các thực phẩm giàu chất xơ như quả bơ, đậu Hà Lan, súp lơ xanh, cải xoăn, đậu xanh, đậu lăng, ngũ cốc, bột yến mạch, gạo nâu, hạt lanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, cam giúp kích thích đường ruột. Ăn thực phẩm chứa chất xơ là cần thiết cho cơ thể bạn. Nếu bạn đang bị táo bón hãy bổ sung thêm hạnh nhân, bắp cải và súp lơ trắng, đu đủ và đào.
Nước ép rau và hoa quả
Các loại nước ép rau và hoa quả có thể làm mềm phân, giúp chúng được đào thải dễ dàng hơn. Nước ép cam đặc biệt có hiệu quả chống táo bón.
Quả sung
Nếu bạn muốn loại bỏ táo bón mạn tính hãy ăn sung khô hoặc chín. Quả sung có tác dụng như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên. Hãy đun sôi vài quả sung trong sữa và dùng hỗn hợp này khi đã được đun sôi. Uống nước ép mận khô cũng được cho là có hiệu quả.
Nho khô
Cũng giống như quả sung, nho khô cũng là bài thuốc chữa táo bón tự nhiên và chứa nhiều chất xơ. Hãy ngâm nắm nho khô trong nước qua đêm và ăn vào buổi sáng hôm sau.
Thảo dược
Có nhiều loại thảo dược có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Một số loại thảo dược được sử dụng để điều trị táo bón là cây lô hội, đại hoàng… Một vài trong số những thảo dược này có thể được dùng lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm chứa probiotic
Các loại thực phẩm chứa probiotic như dưa, sữa chua có thể loại bỏ độc tố. Sự cân bằng các loại vi khuẩn có lợi này giúp cho đại tràng khỏe mạnh. Các sản phẩm probiotic nên được sử dụng hàng ngày với lượng nhỏ.
Uống nhiều nước
Bạn nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nước giúp bôi trơn ruột và làm ẩm thực phẩm bạn ăn, do đó cải thiện nhu động ruột.
Magiê
Sự thiếu hụt magiê có thể góp phần gây táo bón. Rau lá xanh, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt là những loại thực phẩm chứa magiê.
Theo VnExpress

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 1 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 7 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 14 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 15 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.