Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 cặp từ ai cũng hay bị "lẫn lộn" trong Tiếng Việt

Thứ tư, 11:00 23/08/2017 | Xã hội

Dám cá rằng, bạn đã từng dùng sai rất nhiều lần những từ này mà không hề hay biết!

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt .

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp".

Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!


* Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo:

1.Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

2.Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.

Theo Kênh 14

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những con giáp sinh ra đã mang số mệnh tốt lành, 'lười biếng' một chút nhưng tài vận chẳng bao giờ thiếu

Những con giáp sinh ra đã mang số mệnh tốt lành, 'lười biếng' một chút nhưng tài vận chẳng bao giờ thiếu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, không phải lúc nào sự chăm chỉ cũng mang đến sự giàu có như mong đợi. Một số con giáp, đôi khi lười biếng nhưng kỳ lạ là dường như họ luôn gặp may mắn với những ưu ái của số phận.

Bắt nhóm đối tượng cắt, ghép tạo hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt nhóm đối tượng cắt, ghép tạo hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 2 giờ trước

3 đối tượng trong đường dây cắt, ghép tạo hình ảnh nhạy cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vừa bị Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ.

Giới trẻ mặc áo dài, cầm cờ Tổ quốc hào hứng check-in dịp đại lễ 30/4

Giới trẻ mặc áo dài, cầm cờ Tổ quốc hào hứng check-in dịp đại lễ 30/4

Đời sống - 2 giờ trước

Dịp 30/4, giới trẻ Hà Nội diện áo dài truyền thống, tay cầm cờ Tổ quốc, hào hứng check-in lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo cách hiện đại, gần gũi và đầy cảm xúc.

Từ Hà Nội về miền Trung dịp lễ 30/4 - 1/5: Cao tốc nào nhanh, ít tắc, tiết kiệm chi phí?

Từ Hà Nội về miền Trung dịp lễ 30/4 - 1/5: Cao tốc nào nhanh, ít tắc, tiết kiệm chi phí?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhiều người dân Hà Nội sẽ chọn di chuyển về các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bằng ô tô cá nhân. Tuy nhiên, đi tuyến nào cho nhanh, tránh ùn tắc và tiết kiệm chi phí là câu hỏi không dễ trả lời nếu chưa tìm hiểu kỹ các tuyến cao tốc hiện nay.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Sang tên sổ đỏ năm 2025 thay đổi ra sao theo quy định mới nhất?

Sang tên sổ đỏ năm 2025 thay đổi ra sao theo quy định mới nhất?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2025, sang tên sổ đỏ có điểm gì mới? Dưới đây là các thông tin chi tiết mời bạn đọc tham khảo.

Miền Bắc đón tin vui thời tiết trước khi không khí lạnh lại tràn về gây mưa dông

Miền Bắc đón tin vui thời tiết trước khi không khí lạnh lại tràn về gây mưa dông

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, thời tiết hôm nay tại miền Bắc khá dễ chịu, mát mẻ. Mức nhiệt cao nhất dao động trong khoảng 28-30 độ.

Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Đời sống - 5 giờ trước

Vượt qua khó khăn của căn bệnh bại não, Nguyễn Viết Quân lái xe 3 bánh đi hơn 1500km từ Nghệ An đến TP.HCM để xem diễu binh mừng đại lễ 30/4.

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận định mới nhất cho thấy miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể xuất hiện mưa rải rác hai ngày đầu nghỉ lễ, sau đó, trời nắng, ít mưa, nhiệt độ dễ chịu; Bộ Nội vụ đề xuất, từ 1/9 sẽ tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/người/tháng, gấp 2 lần so với hiện nay.

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Đời sống - 14 giờ trước

Cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, 23.000 là con số tia phóng điện đo được trên một vùng rộng lớn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, một phần Biển Đông và chỉ chưa đầy một nửa trong số đó đánh xuống mặt đất.

Top