Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết

Thứ ba, 15:25 28/11/2023 | Xã hội

GDXH - Sáng 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, và có những thay đổi mới mà ai cũng phải biết.

Căn cước công dân đổi tên, hàng triệu người có phải làm lại căn cước mới?Căn cước công dân đổi tên, hàng triệu người có phải làm lại căn cước mới?

GĐXH - Sáng 27/11, Luật căn cước đã được thông qua, có hiệu lực vào tháng 7 năm sau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết rằng căn cước công dân còn hiệu lực có phải đi làm lại hay không.

Sẽ khai tử Chứng minh nhân dân từ 1/1/2025

10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết để kẻo đem thiệt về mình - Ảnh 2.

Mọi CMND chỉ được sử dụng hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay không.

Theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quy định về giá trị sử dụng chứng minh nhân dân (CMND), cụ thể:

- Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Như vậy, mọi CMND chỉ được sử dụng hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay không.

Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 1/7/2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014. Khi đó, quy định cũ nêu rõ, Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025 tới đây.

Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi từ 01/7/2024

Hiện nay chỉ cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, khi Luật Căn cước có hiệu lực thì người được cấp thẻ Căn cước là:

- Công dân Việt Nam.

- Độ tuổi: Từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước; công dân dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu thì thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 01/7/2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

Bổ sung giấy chứng nhận căn cước

Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau:

- Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, các quy định về loại giấy này như sau:

- Đối tượng cấp: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.

- Nội dung thể hiện: Quốc huy; các dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Chứng nhận Căn cước"; họ, chữ đệm, tên; số định danh cá nhân; ảnh khuôn mặt, vân tay; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp; thời hạn sử dụng 01 năm; họ tên chữ đệm quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ (nếu có).

- Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi: Giám độc công an cấp tỉnh.

- Giá trị sử dụng: Chứng minh về căn cước đề thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời hạn 01 năm.

Công dân sẽ có Căn cước điện tử từ 1/7/2024

10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết để kẻo đem thiệt về mình - Ảnh 3.

Điều 31 Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử.

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của điểm mới Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Theo đó, Điều 31 Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử. Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.

Sau khi đã có Căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước hoặc ứng dụng VNeID.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến Căn cước điện tử gồm:

- Thông tin trong Căn cước điện tử:

Thông tin về Căn cước: Thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (họ tên chữ đệm khai sinh; số định danh cá nhân; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo…); thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND, giọng nói); nghề nghiệp; trạng thái.

Thông tin được tích hợp: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

Thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.

- Mục đích sử dụng: Dùng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

- Trường hợp Căn cước điện tử bị khóa: Theo yêu cầu; vi phạm điều khoản của VNeID; bị thu hồi thẻ Căn cước; chết; khi cơ quan tố tụng/cơ quan khác yêu cầu…

- Trường bị Căn cước điện tử mở khóa: Khi có yêu cầu; đã khắc phục vi phạm điều khoản sử dụng VNeID; được cấp lại thẻ Căn cước; do yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng/cơ quan khác.

Phải cung cấp thông tin mống mắt

Việc cấp thẻ Căn cước được quy định tại Đièu 23 Luật Căn cước như sau:

Người dưới 14 tuổi thực hiện theo đề nghị của người này hoặc cha, mẹ, người giám hộ. Cụ thể:

- Với trẻ dưới 06 tuổi:

Thực hiện cấp thẻ Căn cước cho trẻ dưới 06 tuổi qua cổng dịch vụ công.

Người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh: Thực hiện qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý Căn cước.

Với đối tượng này, khi làm thẻ Căn cước cũng không phải thu nhập đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học.

- Với trẻ từ 06 - dưới 14 tuổi: Cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện các công việc:

Trực tiếp đưa người này đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học.

Kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước thay cho người đó.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên:

Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… để xác định chính xác người cần cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin thì thực hiện cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 2: Thu thập đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước.

Bước 3: Người đề nghị cấp thẻ kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước. Việc trả thẻ được thực hiện theo địa điểm trong giấy hẹn hoặc ở địa điểm khác nếu có yêu cầu và người này phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Như vậy, chỉ có trường hợp trẻ dưới 06 tuổi thì mới không lấy thông tin sinh trắc học là mống mắt còn các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện lấy thông tin này.

Rút ngắn thời gian cấp lại thẻ Căn cước

Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thêm trường hợp phải đổi thẻ Căn cước

10 điểm mới nhất về thẻ căn cước công dân, người dân phải biết để kẻo đem thiệt về mình - Ảnh 4.

Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh phải đổi lại căn cước.

Căn cứ Điều 24 Luật Căn cước, các trường hợp cấp đổi, cấp lại, bị thu hồi thẻ Căn cước như sau:

- Trường hợp thẻ Căn cước phải cấp đổi:

+ Đến độ tuổi phải cấp đổi thẻ Căn cước theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Thay đổi thông tin họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh.

+ Khi thay đổi nhân dạng, xác định lại giới tính/chuyển đổi giới tính.

+ Có sai sót trên thẻ Căn cước về các thông tin trên thẻ này.

+ Khi thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính.

+ Xác lập lại số định danh cá nhân.

+ Khi có yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước

Lưu ý: Sẽ thu lại thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước đã sử dụng trong trường hợp này.

- Trường hợp được cấp lại thẻ: Khi chưa đến tuổi phải đổi thẻ Căn cước thì sẽ được cấp lại thẻ Căn cước trong các trường hợp sau đây:

+ Bị mất thẻ.

+ Bị hư hỏng thẻ đến mức độ không thể sử dụng được nữa.

+ Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp này có thể làm online trên cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp nơi cấp thẻ để thực hiện. Thông tin được sử dụng là thông tin trên thẻ Căn cước đã được cấp gần nhất.

Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

Theo quy định mới tại Luật Căn cước, nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".

- Dòng chữ "CĂN CƯỚC";

- Ảnh khuôn mặt.

- Số định danh cá nhân.

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.

- Quốc tịch.

- Nơi cư trú.

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

- Nơi cấp: Bộ Công an.

So với hình thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không

Theo điều 46 Luật Căn cước nêu rõ:

- Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi công dân có yêu cầu.

Theo đó, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân số 592014/QH13. Bởi vậy:

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.

Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Theo đó, khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

- Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

- Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:

- Ảnh khuôn mặt.

- Số định danh cá nhân.

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh.

- Quốc tịch.

- Nơi cư trú.

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

Bùi Hân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều tra nghi án nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tập thể

Điều tra nghi án nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tập thể

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Công an huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang xác minh tin báo của người dân về việc một nữ sinh trên địa bàn có dấu hiệu bị hiếp dâm tập thể.

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiền vàng

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiền vàng

Pháp luật - 15 phút trước

Ngày 17/10, thông tin từ Công an quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Văn Khôi (SN 1969, trú phường Gia Viên, quận Ngô Quyền), đối tượng trộm cắp hơn 300 triệu đồng của nhà hàng xóm rồi bỏ trốn.

Nguyên nhân 2 nữ sinh lớp 8 tử vong ở Hòa Bình

Nguyên nhân 2 nữ sinh lớp 8 tử vong ở Hòa Bình

Thời sự - 38 phút trước

Cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) đã có báo cáo chính thức về vụ việc 2 nữ sinh lớp 8 tử vong trên địa bàn.

Thông tin mới vụ sát hại bạn gái gây xôn xao Đà Nẵng

Thông tin mới vụ sát hại bạn gái gây xôn xao Đà Nẵng

Pháp luật - 53 phút trước

Sau khi gây án tại Đà Nẵng, nghi phạm lẩn trốn về Quảng Nam, rồi uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 56 phút trước

GĐXH - Toàn tỉnh Ninh Bình thành lập 1.679 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 5.000 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,1 đến 1,5 triệu đồng.

Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an

Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đối tượng tuyển chọn là công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức, đang công tác tại Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn.

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (18/10), công trình vườn hoa hồ Thiền Quang chính thức được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).

Lừa bán “lô đất đẹp”, nhận tiền cọc rồi … bùng

Lừa bán “lô đất đẹp”, nhận tiền cọc rồi … bùng

Pháp luật - 1 giờ trước

Ngày 17/10, Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thúy Hà (SN 1972, ngụ quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được quy định tại điều 174 Bộ Luật hình sự.

Trộm hàng trăm triệu đồng của hàng xóm mang đi mua vàng

Trộm hàng trăm triệu đồng của hàng xóm mang đi mua vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Là hàng xóm nên Khôi biết gia đình chị T. để tiền trong két sắt. Lợi dụng họ đi vắng, đối tượng đã lẻn vào lấy toàn bộ số tài sản của gia đình nạn nhân.

Người phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ để trốn truy nã

Người phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ để trốn truy nã

Pháp luật - 1 giờ trước

Bị truy nã, Hoàng Thị Phương Trang đã vượt biên trái phép sang Campuchia, đổi tên, thẩm mỹ mặt để che giấu thân phận

Top