Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi: Hàng loạt giải pháp phòng, chống

Thứ bảy, 09:12 09/03/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 8/3, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) công bố một ổ dịch tả lợn châu Phi vừa được phát hiện tại Lai Châu. Đây là tỉnh thứ 10 tại Việt Nam, sau tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên có dịch tả lợn châu Phi.


Nhiều giải pháp được đưa ra để phòng, chống dịch. Ảnh: Ngọc Thành

Nhiều giải pháp được đưa ra để phòng, chống dịch. Ảnh: Ngọc Thành

560 hộ tại 210 thôn có dịch tả lợn châu Phi

Thông tin tới Báo Gia đình & Xã hội, Cục Thú y cho biết, tính đến chiều tối ngày 7/3, cả nước có 560 hộ tại 210 thôn, 84 xã và 27 huyện của 10 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể, 52 con lợn nhiễm dịch của 2 hộ chăn nuôi, tại xã Úc Kỳ và xã Kha Sơn (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đã kịp thời được tiêu hủy.

Đồng thời, các đơn vị chuyên ngành đã tiến hành khử trùng tiêu độc và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên toàn địa bàn huyện Phú Bình. Trước đó, ngày 7/3, Thanh Hóa công bố chính thức phát hiện ổ dịch thứ 2 tại chuồng nuôi của gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng (trú tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa), với đàn lợn 10 con, tổng 880kg thịt đã được tiêu hủy.

Trước đó, tại Hòa Bình, ổ dịch với 15 con của hộ chăn nuôi Mai Xuân Trường (trú tại xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn) đã được tiêu hủy. Tại tỉnh Điện Biên, ổ dịch xuất hiện tại các 2 bản thuộc xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.

Tại Hà Nội, ngày 7/3, UBND huyện Gia Lâm công bố phát hiện thêm ổ dịch tại chuồng nuôi của gia đình ông Đỗ Văn Bạc (thôn Bình Trù, xã Dương Quang), với tổng số 29 con. Trong đó có 2 con lợn rừng, 2 con lợn nái và 25 con lợn nuôi. Đây là ổ dịch thứ 4, sau quận Long Biên, Hoàng Mai và huyện Đông Anh. Tổng số lợn đã hủy trên địa bàn thành phố Hà Nội là khoảng 110 con.

Tính đến nay, thành phố Hà Nội có tổng đàn lợn đứng thứ hai cả nước, với gần 2 triệu con (chỉ sau tỉnh Đồng Nai), gần 1.000 cơ sở giết mổ. Trong đó, có đến 280 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi lợn. Mỗi ngày, Hà Nội giết mổ gần 4.000 con lợn.

Hàng loạt giải pháp phòng, chống dịch

Trước tình hình dịch đang diễn ra trên diện rộng, Cục Thú y đã đưa ra hàng loạt các giải pháp để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Giải pháp trong khâu, tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh tả lợn châu Phi: Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh; các địa phương lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ, kể từ khi có kết quả xét nghiệm.

Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ, việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm, nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

Giải pháp khoanh vùng ổ dịch: Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi lợn hoặc hộ gia đình chăn nuôi lợn trong 1 đơn vị cấp xã nơi phát hiện virus dịch. Vùng dịch là xã, phường, thị trấn thì thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

Đồng thời, theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bệnh. Đối với vùng dịch bị uy hiếm trong phạm vi bán kính 3km xung quanh ổ dịch, và vùng đệm có bán kính khoảng 10km quanh ổ dịch cũng áp dụng tương tự.

Giải pháp dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn: Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh dịch.

Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

Giải pháp về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch: Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh: Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu… thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch tả lợn châu Phi, ngày 7/3, UBND TP Hà Nội đã kịp thời ban hành Thông báo số 57/TB-VP về việc ứng phó cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố. Trong đó nhấn mạnh, thực hiện hỗ trợ kịp thời cho chủ hộ chăn nuôi theo quy định khi phát hiện dịch bệnh, thời gian hỗ trợ không quá 7 ngày kể từ ngày tiêu hủy; việc hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh bịch phải đảm bảo đúng đối tượng và mức hỗ trợ, công khai, dân chủ, minh bạch theo đúng chính sách hiện hành và không được thủ tục rườm rà….

Sử dụng thịt lợn nhiễm bệnh có nguy hiểm?

Từ thông tin của Cục Thú y khẳng định, dịch tả lợn châu Phi chỉ lây lan trên lợn nuôi và lợn rừng không có khả năng lây lan sang người, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Trong khi đó, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus. Trong trường hợp người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh mà không được nấu chín, cũng không có nguy cơ lây lan sang người.

Hình ảnh tan hoang từ ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Hải Dương Hình ảnh tan hoang từ ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Hải Dương

GiadinhNet - Theo cơ quan chức năng, đến ngày 6/3, tại tỉnh Hải Dương xuất hiện 3 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở 2 huyện Kinh Môn và Tứ Kỳ

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định

Đời sống - 31 phút trước

GĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 1 giờ trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ

Thời sự - 1 giờ trước

Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao  Kỳ  Sơn

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?

Top