100 suất quà trị giá 50 triệu đồng đến với chiến sĩ Điện Biên, hoàn cảnh neo đơn
Giadinhnet - Đại diện Quỹ Vòng tay nhân ái, đại diện Ngân hàng NN Hà Nội, VFM, SHB, PV com bank, NH Phương Đông, PUFC và SHB Hà Nội cùng đồng hành tới huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trao 100 suất quà trị giá 50 triệu đồng... tới những hoàn cảnh neo đơn, khốn khó.
Đến với người chiến sỹ Điện Biên năm xưa
Hành trình đầu tiên của đoàn tài trợ là tìm đến với những người mẹ liệt sỹ, những người lính đã trở về còn mang trên mình vết thương, nỗi đau do chất độc da cam, và đặc biệt nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ, đoàn muốn đến với người chiến sỹ Điện Biên năm xưa với tấm lòng tri ân sâu sắc. Ông Phạm Xuân Đương (94 tuổi, thôn Tiên Long, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đang ngồi ngoài cửa, vặn chiết áp chiếc đài ôrionton cũ kỹ để nghe chương trình thời sự, đứng dậy đón chúng tôi. Ở tuổi 94, đã từng vào sinh ra tử, trải qua nhiều gian khổ nhưng ông vẫn nhanh nhẹn hoạt bát, tiếp chuyện cởi mở. Người chiến sỹ Điện Biên năm xưa nói say sưa về ba gia đoạn cuộc kháng chiến “phòng ngự, cầm cự, phản công”, nhớ như in về những địa danh Pha Đin, Lũng Lô… nhớ từng gương mặt, tên tuổi đồng đội, nhớ chiến dịch mà ông từng tham gia.
“Hồi đó, tôi là lính bộ binh. Tham gia đánh thì vài trận. Mà chủ yếu là hành quân, đào công sự, chở lương thực, đạn dược, vũ khí. Đúng là trường kỳ kháng chiến. Ngày đi, đêm không nghỉ. Kháng chiến bằng đôi chân, đôi vai. Chân đi, vai vác. Qua núi, qua, khe, qua đèo qua suối. Có khi cõng, gánh lương thực chưa đủ phục vụ mình ăn. Cho nên nhớ lại chiến dịch Điện Biên Phủ vui lắm. Đông lắm. Trùng trùng. Điệp điệp. Dân công bộ đội, tíu tít, vào ra chạm nhau. Rồi kéo pháo lên đồi. Tôi là lính bộ binh vai mang súng mang xẻng không có hạnh phúc kéo pháo vào trận địa nhưng có tham gia mở đường và được trên phổ biến cứ như đổ dầu vào lửa. Lòng hừng hực…”, ông Đương kể lại.
Nhận món quà tình nghĩa từ đoàn tài trợ (bao gồm tiền mặt và gạo) ông Phạm Xuân Đương lại nhớ về những năm tháng trong quân ngũ “Ngày ấy, chúng tôi gạo đổ vào bao tượng ròi quấn vào cổ. Không nấu, có khi nhai gạo sống cầm hơi…”. Hình như ông đang sống trọn vẹn với những kỷ niệm hào hùng.
Nhìn khắp ngôi nhà của người chiến sỹ Điện Biên không thấy ti vi, không có vật dụng gì đáng kể, một số thành viên áy náy: “Giá mà có thể mua tặng ông cái đài mới, hay mua tặng ông cái ti vi theo dõi thời sự thì hay biết mấy”.
Chia sẻ với những bà mẹ, những người phụ nữ không may mắn
Trong đợt thiện nguyện lần này, Quỹ Vòng tay nhân ái, nhà tài trợ gồm đại diện Ngân hàng NN Hà Nội, VFM, SHB, PV com bank, NH Phương Đông, PUFC và SHB Hà Nội đã thăm hỏi và giúp đỡ 58 người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Họ là những người vợ góa chồng, những người mẹ mất con hay gặp những hoàn cảnh éo le, bản thân bị ốm đau tật bệnh kinh niên hay con cái bị tâm thần, nghiện ngập. Khi xế chiều, tuổi cao sức yếu họ còn phải gánh trên đôi vai còm cõi của mình gánh nặng quá tải những họ vẫn kiên cường, nỗ lực vượt lên. Mặc dầu trời mưa, đường làng lầy lội nhưng các anh, các chị trong đoàn thiện nguyện đã đến với mẹ Sinh (mẹ liệt sỹ) sống một mình trong mái nhà dột nát, mối mọt đã ăn lên tận kèo, hạ; đến nhà mẹ Thuyết (thôn Tiên Long, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) chia sẻ nỗi gian lao cực nhọc, bệnh tật mà những người đàn bà này phải cắn răng chịu đựng suốt năm tháng dài.
Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận không ai giống ai. Nếu chị Phạm Thị Sen (Sơn Phú, Hương Sơn) góa chồng, một nách 2 con nhỏ, không nhà của phải ở tạm nhà hàng xóm; nếu chị Trần Thị Lý (55 tuổi, thôn An Phú, xã Sơn Phú, Hương Sơn) nuôi con ngoài giá thú, đương đầu với ốm đau bệnh tật; nếu chị Võ Thị Hường (thôn Tiên Long Xã Sơn Trung) con bị bệnh đao đã 6 tuổi không ngồi, không nói được thì nhiều bà mẹ chịu nổi khổ đau khi hòn máu rứt ruột của mình hoặc bị chất độc da cam hoặc điên dại.
Đoàn thiện nguyện cám cảnh cho bà Cao Thị Tường (79 tuổi, thôn 10, xã Sơn Phú, Hương Sơn) lưng còng, lẻ loi, sớm khuya chạy chợ để nuôi con dại tính: “Cái ăn, cái mặc thì không nói, nhưng tui một mình nuôi con gái 40 tuổi mà cháu không thành được con người. Xót xa lắm”. Chứng kiến hoàn cảnh của bà, nhiều thành viên trong đoàn không cầm nổi nước mắt.
Khi chúng tôi đến nhà thì bà Hồ Thị Thuận (74 tuổi, thôn An Phú, xã Sơn Phú, Hương Sơn) đang phải dọn vệ sinh cho đứa con trai bị bệnh thần kinh phải dùng xích sắt xích vào cột nhà. Anh Cao Văn Hạnh (con bà Thuận) nhập ngũ vào năm 1990, ba năm sau ra quân bị tâm thần phân liệt. Người mẹ khốn khổ này phải đối mặt với đứa con dại tính đêm đêm la hét, đập phá chửi rủa, hung hãn, có khi cắn cả vào tay mẹ. “Tinh thần đã khổ vật chất cũng quá khổ. Tui không hiểu hai mẹ con nhà này có cách chi sống chỉ bằng nguồn trợ cấp 270.000 đồng/ tháng cho người tàn tật!”.
Có một con điên dại đã khổ, còn mẹ Trần Thị Quế (thôn Tây Hà xã Sơn Hà) có đến 2 con (1 trai, 1 gái ) đều bị bệnh tâm thần. Thành thử người mẹ này phải vay ngân hàng đến hàng trăm triệu đồng mà chưa biết lấy gì để trả. Thương cảm cho những cảnh ngộ éo le, đoàn đã dành cho mỗi người đến hai suất quà. “Món quà mọn của chúng tôi có ý nghĩa chủ yếu về tinh thần còn so với nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng là quá lớn…”, ông Nguyễn Huy Tài (SHB Hà Nội) tâm sự. Còn cô Hương, cô Hoa và những cô có mặt trong đoàn đã lặng lẽ lau nước mắt nhiều lần.
Đến với những thanh niên kém may mắn
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, đoàn thiện nguyện đã dành 49 suất quà cho những bạn trẻ kém may mắn. Họ bị chất độc da cam, bị bệnh bại não, thần kinh hoặc chấn thương.
Đến nhà Anh Lê Văn Trúc (thôn Tiên Long, xã Sơn Trung), ông Hoàng Việt Trung (PGĐ - Chủ tịch CĐ NH Hà Nội) đã thốt lên: “Nghèo khó không thể nghèo hơn”. Nhà dột, vách mục ruỗng, chạn bát có 3 cái bát xỉn màu, vài đôi đũa, 1 cái muỗng, 1 cái thau nhưa, một hồm gỗ đựng gạo, muối. Đó là vật dụng của anh Trúc. Bố Trúc mất vì nhiễm chất độc da cam đã 30 năm. Mẹ mất vì bện ung thư khi Trúc lên 5. Em Trúc bị bệnh tâm thần bỏ nhà ra đi không về. Một tháng Trúc cũng chỉ ở nhà mươi ngày. Thành thử đến nhà mà Trúc không có mặt nên món quà phải nhờ người bà con nhận hộ.
Còn hai chị em Hồ Thị Kim Liên (sinh năm 1990) và Hồ Thị Minh (sinh năm 1991) ở Sơn Lĩnh, Hương Sơn đều bị bệnh bại não bẩm sinh từ nhỏ nên cơ thể teo tóp dị dạng không cử động và đi lại được. Vì vậy tuổi thơ của hai chị em lăn lóc hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Có ngôi nhà cũng phải bán để chữa bệnh. Chứng kiến gia đình 4 người nhúm lại ở trong túp lều chật hẹp mà khả năng làm nhà mới trong tương lai gần là không thể, không ai không ái ngại. Ông Lưu Quang Lãm - Chủ tịch VMF, trưởng ban tổ chức giải Bóng đá Liên ngân hàng trao đổi: “Thật ra có tận mắt chứng kiến mới thấy được sự thật, chứ ở Hà Nội nghe đồn thổi Hương Sơn giàu có. Giàu là các đại gia với cưới khủng, xe khủng, nhà khủng còn sau lũy tre xanh nhiều số phận khổ đau và nghèo lắm”. Ông Hồ Hồng Hà nhỏ nhẹ: “Nhân dân miền trung anh hùng, kiên gan, và chịu nhiều thiệt thòi do thiên tai bão lũ, do chiến tranh nên chia sẻ với những nỗi đau mất mát không của riêng ai”.
Văn Lê
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 18 giờ trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.