3 triệu chứng không gây đau đớn nhưng lại là tín hiệu “mật báo” chị em đã mắc ung thư vú: Khám càng sớm cơ hội điều trị càng cao
Chẳng phải tự dưng phụ nữ lại “khiếp sợ” ung thư vú đến vậy, bởi theo một khảo sát thì cứ 8 phụ nữ lại có 1 người mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư vú được nhiều nghiên cứu công nhận là loại ung thư phổ biến nhất ở nhiều phụ nữ trên thế giới. Ở Mỹ hàng năm có đến 180.000 phụ nữ được chẩn đoán là mắc ung thư vú, nó chỉ xếp sau ung thư phổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi 45 - 55.

Ung thư vú luôn là "ác mộng" đối với nhiều chị em bởi triệu chứng rất khó phát hiện sớm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuy rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì vẫn có đến 80% khả năng chữa khỏi, với giai đoạn 2 thì tỷ lệ sẽ giảm xuống 60%. Còn nếu đến giai đoạn 3 và 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống và giảm các triệu chứng đau đớn.
Vậy nên, chị em cần phải phát hiện sớm 3 dấu hiệu minh chứng bệnh đang "tàn phá" cơ thể và đi khám kịp thời:
1. Tiết dịch bất thường ở núm vú
Một dấu hiệu khá phổ biến khi ung thư vú bắt đầu di căn chính là tiết dịch bất thường ở núm vú. Nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu có sữa, máu hay các dịch nhầy hôi có màu chảy ra từ núm vú khi bệnh khởi phát. Nếu tinh mắt thì chị em sẽ thấy dịch làm ướt cả áo ngực.
Khi mắc bệnh, ngực sẽ có u nhú trong ống tuyến sữa và gây viêm, từ đó khiến dịch bị chảy ra bất thường. Lúc này đừng chủ quan nữa mà phải đến viện ngay để làm nội soi ống tuyến sữa.
2. Có một khối u ở vú
Tuy không nhiều, nhưng một số người đang ở giai đoạn đầu của ung thư vú sẽ có một khối u ở vú. Các loại khối u ác tính này mang đặc điểm là cứng và không đau khi chạm vào, thường hay phát hiện ở vú hoặc nách.

Tự sờ nắn vú thường xuyên cũng là cách tốt nhất để phát hiện những khối u ác tính kịp thời.
Để phát hiện sớm các cục u, chị em khi tắm nên sờ nắn và kiểm tra vú hàng tháng, đặc biệt là sau kỳ kinh nguyệt bởi lúc này là thời điểm mà vú mềm nhất. Hãy đứng trước gương và kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường, sau đó chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và chống vào hông, cuối cùng là kiểm tra vú khi thay đổi tư thế nằm.
3. Thay đổi vùng da ở ngực
Ngoài 2 dấu hiệu trên, thì phụ nữ cũng cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại. Một khi vùng da này bị co rút, nhăn nheo và xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú… thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Một số người còn có dấu hiệu tụt hẳn núm vú vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường. Nếu bệnh chuyển sang những giai đoạn cuối, nó sẽ xuất hiện lở loét mảng lớn ở đầu vú, đến mức đầu vú sẽ bị khối u xâm lấn và mất đi.
Vậy đâu là yếu tố khiến phụ nữ mắc ung thư vú?
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ thường đến từ một vài yếu tố hàng đầu như:
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú: Nếu có mẹ hay chị gái mắc ung thư vú, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán.
- Uống nhiều đồ uống có cồn.
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi.
- Sinh con lần đầu khi lớn tuổi, sau tuổi 35 hoặc chưa bao giờ sinh con.
- Béo phì

Phòng tránh ung thư vú không bao giờ là quá muộn
Đầu tiên cần khám sàng lọc ung thư vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bởi thời kỳ "tiền lâm sàng" của bệnh thường kéo dài từ 8 – 10 năm nên khám càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Bệnh càng tiến triển về giai đoạn cuối thì điều trị chỉ là biện pháp kéo dài sự sống mà thôi.
Bên cạnh đó, chị em cần phải nâng cao nhận thức về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu. Hãy cố gắng xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh và tập thể dục hàng ngày. Quan trọng nhất, cần lưu ý một vài loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lợi tiểu đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Theo Nhịp sống Việt

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.