4 "báo động đỏ" xuất hiện sau khi thức khuya chứng tỏ cơ thể vượt quá giới hạn, nhanh chóng áp dụng 5 biện pháp này để giảm bớt tổn thương
Mặc dù thức khuya là việc không quá xa lạ với nhiều người, nhưng khi cơ thể đến giới hạn quá mức chịu đựng, bạn cần từ bỏ ngay thói quen này.
Con người hiện đại thường xuyên có thói quen thức khuya , cộng với sự tiện lợi của chiếc điện thoại thông minh càng rút ngắn thời gian ngủ hơn. Mọi người đều biết rằng, thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhưng những dấu hiệu nào chứng tỏ cơ thể đã quá sức chịu đựng?
Với những dấu hiệu sau đây, chắc chắn một điều rằng, nếu cứ tiếp tục thức khuya nữa, cơ thể sẽ bị tổn thương nặng, gây ra nhiều bệnh tật. Chỉ cần nhận thấy nhiều hơn 2 dấu hiệu, cơ thể đã đến giới hạn.
4 dấu hiệu chứng tỏ việc thức khuya đã quá giới hạn cơ thể chịu đựng
- Sưng mí mắt
Khi mắt hoạt động quá lâu, các cơ điều tiết mắt sẽ co lại, mô xung quanh sưng lên, mạch máu bị xung huyết và dãn ra, khiến toàn bộ đôi mắt bị đỏ và sưng vù.
Thức khuya khiến mí mắt bị sưng.
- Quầng thâm
Quầng thâm cho thấy máu lưu thông kém, là một trong những biểu hiện của chứng mỏi mắt. Nếu bạn không chú ý nghỉ ngơi và bảo vệ, mắt sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
- Mất thị lực
Những người thức khuya, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dẫn đến giảm thị lực, dễ bị khô, ngứa, mờ mắt, thậm chí nhãn áp tăng cao gây đau đầu, buồn nôn.
- Da xỉn màu
Sau khi thức khuya nhiều người da dẻ xanh xao, thiếu máu, kém sắc, nước da sần sùi, sắc mặt nhợt nhạt, nếu gặp trường hợp này thì bạn nên nghỉ ngơi thật tốt và đừng thức khuya nữa.
Thức khuya lại gây hại cho cơ thể như thế nào?
Mặc dù ai cũng biết rằng thức khuya là không tốt, nhưng hầu hết mọi người đều lúng túng khi không biết thức khuya lại gây hại cho con người như thế nào?
- Tổn hại đến gan
Ngủ là cách tốt nhất để gan hồi phục lại trạng thái như ban đầu sau một ngày hoạt động. Vậy nên, thức khuya chẳng khác nào bạn đang ép buộc gan phải tiếp tục làm việc để duy trì các hoạt động của bạn. Gan là một cơ quan lọc và thải độc quan trọng của cơ thể, nếu nó không được nghỉ ngơi, sẽ làm hao tổn khí huyết, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan khác của cơ thể.
- Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim
Trái tim ngày nào cũng hoạt động, không có thời gian nghỉ ngơi, chỉ khi bạn ngủ thì nó mới nghỉ ngơi được một chút. Thế nhưng, việc thức khuya không chỉ rút ngắn thời gian nghỉ ngơi của tim mà còn làm tăng gánh nặng, khiến nhịp tim giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể.
- Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi
Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Điều này là bình thường, bởi con người sau một ngày dài cần phải ngủ để tái tạo lại năng lượng. Nếu việc thức khuya diễn ra thường xuyên, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, tác động đến cảm xúc của con người, khiến người ta dễ chán nản, mất bình tĩnh, dễ cáu gắt và có thể mất ngủ mãn tính theo thời gian.
Cách khắc phục tình trạng thức khuya
Các phương pháp sau đây phù hợp cho những người sau khi thức khuya và thường ngủ không ngon giấc.
- Dậy đúng giờ
Thức khuya và ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên sẽ kìm hãm dương khí trong cơ thể, sẽ khiến cho bạn trở nên uể oải hơn. Dù đêm hôm trước bạn có thức đến mấy giờ đi chăng nữa, hãy đảm bảo thức dậy trước 9 giờ sáng. Đây là thời điểm mà dạ dày cần hoạt động, bạn cần ăn sáng đầy đủ để hồi phục lại năng lượng.
Thức khuya và ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên sẽ kìm hãm dương khí trong cơ thể, sẽ khiến cho bạn trở nên uể oải hơn.
- Mát xa
Sau khi ngủ dậy, dùng các ngón tay xoa lên bụng liên tục, từ trán ra sau gáy xoa 100 lần để giảm mệt mỏi, đau đầu sau khi thức khuya.
Bất cứ lúc nào trong ngày, nếu cảm thấy nhức đầu, có thể dùng ngón tay hoặc lược có răng cùn để chải tóc ở nơi không có gió. Đầu là nơi hội tụ của dương khí, cách mát xa này sẽ khiến khí huyết lưu thông tốt hơn, đầu óc thoải mái, dễ chịu.
- Ngủ bù
Nếu thiếu ngủ vào đêm hôm trước, bạn nên ngủ bù vào ngày hôm sau từ 11 đến 13 giờ trưa. Nếu bạn thực sự có thể chìm vào giấc ngủ trong 3 phút, nó có thể so sánh với 2 giờ vào những thời điểm khác. Nếu không thể ngủ, bạn có thể thở đều một cách thư giãn và nhắm mắt ngồi yên.
- Thiền
Bạn có thể ngồi thiền trong 10 phút hoặc lâu hơn, miễn là cảm thấy thư giãn và thoải mái. Nếu cảm thấy bị tê chân, hãy thử thay đổi vị trí khác để thoải mái hơn.
- Ăn
Những người thường xuyên thức khuya thường có những vấn đề như nóng tay và chân, ra mồ hôi ban đêm, mặt nóng, giảm cân, khô miệng và cổ họng, nước tiểu vàng, phân khô… Vì vậy, bạn cần thay đổi chế độ ăn của mình, nên bổ sung thêm các loại đậu đen, vừng đen, dâu tằm… để bồi bổ gan thận.
- Uống
Thức khuya dễ bị khô miệng lưỡi, có thể bổ sung nước thông qua một ít trà xanh nhạt, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Polyphenol trong trà cũng giúp loại bỏ các gốc tự do sinh ra do thức khuya.
Theo Trí thức trẻ
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sống khỏe - 52 phút trướcKhông chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn, gừng còn có tác dụng tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 15 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 22 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 22 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 23 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 23 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.