Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 dấu hiệu quan trọng cảnh báo con bạn đang bị thiếu máu dinh dưỡng, bố mẹ nên biết

Thứ ba, 22:11 16/05/2023 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu máu dinh dưỡng là hậu quả của trẻ đã thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, kẽm dài ngày.

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ vẫn còn cao

Tại Việt Nam, theo báo cáo tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020, ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi có đến 60% trẻ thiếu kẽm cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược lại. Việc thiếu các vi chất điển hình cho quá trình tạo máu nên dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ở mức cao đáng quan tâm.

Chia sẻ về độ tuổi trẻ thường thiếu máu dinh dưỡng, TS.BS Dương Bá Trực, Nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trẻ càng nhỏ, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng càng cao. Trẻ thiếu máu dinh dưỡng gặp nhiều nhất từ khi mới sinh đến 5 tuổi".

4 dấu hiệu quan trọng cảnh báo con bạn đang bị thiếu máu dinh dưỡng, bố mẹ nên biết - Ảnh 1.

TS.BS Dương Bá Trực, Nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ về tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

Ở độ tuổi này, trẻ dễ gặp các vấn đề nhiễm trùng, khi bị nhiễm trùng, virus, vi khuẩn tận rút sắt kẽm để làm nguyên liệu sinh sôi và phát triển, nếu không bổ sung đầy đủ trẻ có nguy cơ thiếu cao. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, trẻ gặp tình trạng biếng ăn, đây cũng là nguyên nhân dễ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ đặc biệt là kẽm và sắt.

Trong nghiên cứu của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á Seanuts, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng 50% nhu cầu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt các vi chất như kẽm và sắt.

Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin, myoglobin, protein, enzyme… trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào, tham gia giải phóng năng lượng, tham gia chuyển hóa DNA cùng nhiều chức năng khác. Thiếu sắt, cơ thể không có đủ nguyên liệu sản xuất hemoglobin gây thiếu máu dinh dưỡng.

Bên cạnh yếu tố sắt, vi chất kẽm cũng được nghiên cứu đóng vai trò tham gia cấu tạo và phát triển tế bào hồng cầu. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị  thiếu máu  dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

Theo TS.BS Dương Bá Trực, cha mẹ rất khó phát hiện trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi con. Khi có những biểu hiện, thì tình trạng thiếu vi chất đã diễn ra trong thời gian dài.

Thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến đời sống quá nhiều nhưng nếu thiếu máu kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển thể lực do không đủ cung cấp oxy cho cơ thể. Não nếu không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ mệt mỏi khi học, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh. Khi lớn lên, khả năng tư duy không thể bằng những trẻ không gặp tình trạng thiếu máu.

4 dấu hiệu quan trọng cảnh báo con bạn đang bị thiếu máu dinh dưỡng, bố mẹ nên biết - Ảnh 2.

Thiếu máu khiến trẻ biếng ăn, xanh xao, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ảnh minh họa

Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng là hậu quả của trẻ đã thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, kẽm dài ngày.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu máu dinh dưỡng như sau:

Dấu hiệu trên da và niêm mạc: Da xanh, lòng bàn tay nhợt, niêm mạc nhợt.

Dấu hiệu thiếu oxy: Lừ đừ, kém tập trung khi làm việc hoặc học tập, kém vận động, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức...

Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: Biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng biến dạng - dẹt, có khía, tóc khô dễ rụng, dễ gãy... Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng chiều cao,...

Dấu hiệu về đề kháng: Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, mắc các bệnh lý hô hấp do sức đề kháng kém.

Để phòng, chống tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cụ thể, ở giai đoạn trẻ ăn dặm, trẻ cần được ăn dặm một cách toàn diện, đủ dinh dưỡng, đủ sắt, kẽm, protein, vitamin, tinh bột,...

Trong đó, cha mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm như các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại hải sản cua ghẹ, hàu... và các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,... 

Ngoài ra, trẻ nhỏ trong 1 năm đầu nên được xét nghiệm máu ít nhất 2 lần để phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu dinh dưỡng.

Theo khuyến cáo sử dụng trong phác đồ "Thiếu máu dinh dưỡng trẻ em" do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành, nên bổ sung dự phòng kẽm và sắt cho nhu cầu hàng ngày với tỷ lệ cân bằng 1:1 để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ và phòng ngừa nguy cơ trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng.

5 tác dụng thần kỳ của sả mà không phải ai cũng biết

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Top