Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 sai lầm khi chữa bệnh cảm cúm khiến bệnh nặng hơn

Thứ bảy, 09:17 02/04/2016 | Sống khỏe

Nhiều người cho rằng bệnh cúm là bệnh phổ biến nên rất dễ chữa khỏi. Thế nhưng thực tế, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Hiện nay thời tiết giao mùa xuân - hạ với độ ẩm cao là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Bệnh có thể biến mất sau 1-2 ngày nhưng với một số người có cơ địa yếu, bệnh có thể kéo dài và gây ra rất nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu. Mặc dù bệnh cảm cúm là bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách giúp mình nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.

1. Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường. Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể. Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

2. Uống nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.


Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa)

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh (Ảnh minh họa)

3. Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt. Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước... nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được. Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

4. Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc. Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp. Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước. Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn. Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.


Không nên xông nước lá quá nhiều trong chữa bệnh cúm (Ảnh minh họa)

Không nên xông nước lá quá nhiều trong chữa bệnh cúm (Ảnh minh họa)

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, những người mắc bệnh cảm cúm có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.... Nếu bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối.

Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở, kéo dài… cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1 hiện nay.

Cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng. Chú ý giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng. Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.

Theo Tri Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 3 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top