Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể "rước" bệnh vào người nhưng ai cũng làm

Thứ tư, 08:53 18/09/2019 | Sống khỏe

Các bước quan trọng trước khi nấu ăn là gì? Tất nhiên là rửa rau rồi! Tuy nhiên, những cách rửa rau thường thấy thực sự không lành mạnh. Chuyên gia chỉ ra cách rửa rau vừa sạch lại đảm bảo an toàn sức khỏe.

Những phương pháp rửa rau sai lầm?

1. Ngâm rau để loại bỏ thuốc trừ sâu

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 1.

Hiện nay, hầu hết các loại rau đều được người trồng phun thuốc trừ sâu, do đó rau thường chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Nhiều người trước khi rửa rau sẽ lựa chọn cách ngâm rau trong thời gian dài, vì cho rằng làm như vậy mới có thể loại bỏ được thuốc trừ sâu trên rau.

Sự thật: Hầu hết các loại thuốc trừ sâu có độ hòa tan trong nước kém, do đó, không thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu trong rau bằng cách ngâm nước, hơn nữa ngâm rau trong nước quá lâu, các loại thuốc sẽ lại hấp thụ ngược lại vào rau quả, và biến thành "chất độc".

2. Rau cắt xong mới đem đi rửa

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 2.

Một số người nghĩ rằng cắt rau sau khi rửa sẽ khiến rau bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, mọi người thường cắt rau xong mới đem đi rửa vì cho rằng như vậy rau mới sạch.

Sự thật: Rau sau khi cắt mới đem đi rửa, các chất dinh dưỡng trong rau rất dễ bị hòa tan trong nước. Ngoài ra, trong quá trình rửa, một số dư lượng thuốc trừ sâu có thể dính vào bề mặt cắt ngang của rau, gây ô nhiễm thứ cấp.

3. Dùng nước muối, nước vo gạo để rửa rau sẽ tốt cho sức khỏe

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 3.

Nhiều người giải thích rằng, sử dụng nước muối, nước gạo để rửa rau, có thể loại bỏ tốt hơn dư lượng thuốc trừ sâu và trứng của côn trùng ở trên rau.

Sự thật: Nước muối thực sự có thể khiến trứng, côn trùng,... trong rau rơi xuống, nhưng nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập vào rau. Nước vo gạo lại chính là nước cặn sau khi làm sạch gạo, có thể còn tồn tại các chất gây hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm thứ cấp.

4. Rửa rau bằng baking soda hoặc giấm có thể làm giảm thuốc trừ sâu

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 4.

Một số người tin rằng các đặc tính axit-bazơ của baking soda và giấm có thể làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn lại nhanh hơn và có tác dụng diệt khuẩn nhất định.

Sự thật: Baking soda có tính kiềm yếu, nó thực sự có thể trung hòa thuốc trừ sâu có tính axit, nhưng phải mất một thời gian dài. Nếu rửa bình thường thì không thể đạt được hiệu quả. Ngoài ra, thuốc trừ sâu không nhất thiết phải có tính axit. Giấm có tính axit, nhưng nó sẽ kéo dài thời gian thoái biến của thuốc trừ sâu, và hương vị giấm cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của các loại rau.

5. Rửa rau bằng dung dịch rửa rau quả

Nhiều người rất tin tưởng vào dung dịch rửa rau quả vì cho rằng chúng có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu và bụi bẩn trên bề mặt rau.

Sự thật: Không thể có bất kỳ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Nước rửa rau quả không hiệu quả trong việc làm sạch toàn bộ các chất độc hại vì thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất...

Không những vậy, khi chúng ta sử các loại nước rửa hoa quả có chứa hương liệu hóa chất, thì vô hình chung, chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 2 loại hóa chất: một loại hóa chất từ nước rửa hoa quả, một loại hóa chất từ các hóa chất bảo vệ thực vật.

Làm thế nào để rửa rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

1. Rửa rau dưới vòi nước chảy

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 5.

Lực xả của dòng nước và sức mạnh của bàn tay khi chà có thể giúp chúng ta lấy đi phần lớn bụi bẩn trên bề mặt rau, và không làm hỏng bề mặt của rau, do đó các chất dinh dưỡng không bị mất hoặc không bị ô nhiễm thứ cấp.

2. Gọt vỏ

Rửa có thể loại bỏ thuốc trừ sâu ở bề mặt, nhưng không có tác dụng đối với một số loại rau củ có phần thấm. Nói chung, phần thấm chủ yếu được phân bố ở lớp biểu bì, do đó cách tốt nhất là gọt vỏ, ví dụ như cà rốt, khoai tây, mướp, bầu bí,… Tốt nhất là gọt vỏ trước khi chế biến.

3. Nhúng qua nước sôi

5 cách rửa rau chẳng những không sạch mà còn có thể rước bệnh vào người nhưng ai cũng làm - Ảnh 6.

Nhúng rau qua nước sôi rồi mới nấu, lượng dinh dưỡng mất đi ít, độ an toàn cao, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy thuốc trừ sâu, loại trừ vi khuẩn hiệu quả. Đặc biệt là các loại rau như súp lơ, bông cải xanh, rất dễ lưu lại thuốc trừ sâu và côn trùng, trụng qua nước sôi là cần thiết.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 13 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top