Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 hiểu lầm về uống nước có thể gây hại cho sức khỏe

Chủ nhật, 07:00 21/07/2019 | Sống khỏe

Đủ nước là một sự cân bằng thận trọng giữa lượng nước vào và ra khỏi cơ thể, cùng với đó là những chất điện giải thiết yếu như natri và kali. Có khá nhiều hiểu lầm về việc giữ đủ nước, mà mộ trong số đó là về việc uống 8 ly nước mỗi ngày.

Giữ đủ nước không chỉ là về nước H20. Giữ đủ nước còn là vấn đề về natri, kali, và mồ hôi, và nước tiểu. Nó cũng không chỉ là về những gì bạn uống, mà còn là những gì bạn ăn.

Hiểu lầm 1: Giữ đủ nước là một mục tiêu hàng ngày đạt được bằng cách uống nước.

Cân bằng nước của cơ thể phụ thuộc vào lượng mồ hôi, chế độ ăn uống, độ cao và thậm chí độ ẩm. Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp khoảng 20% lượng chất lỏng.

Hãy ăn vặt bằng dưa hấu, bưởi chùm, dưa chuột, súp lơ xanh, táo và nho để tăng lượng chất lỏng tiêu thụ. Hoặc thêm hương vị tự nhiên cho nước bằng quả mọng, chanh, kiwi, dứa, hoặc cam.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu nước có hương vị thơm ngon, bạn sẽ uống nhiều hơn.

Hiểu lầm 2: Có thể khỏe mạnh mà không cần bù nước tốt.

Mất nước dù nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thể lực và nhận thức, cũng như sức khỏe tổng thể.

Hãy tưởng tượng các tế bào của bạn đang vui vẻ vùng vẫy trong một bể bơi, đắm mình trong lượng chất lỏng dồi dào.

Mất nước làm giảm lượng chất lỏng lưu thông trong máu, khiến tim phải làm việc vất vả hơn, hạn chế khả năng làm mát cơ thể của bạn, và làm cơ bắp sớm mệt mỏi.

Máu trở nên đặc hơn, dính hơn, vì vậy đừng thờ ơ với việc bù nước. Hãy để ý đến nó.

Hiểu lầm 3: Bạn sẽ ổn miễn là tránh ăn thức ăn mặn.

Muối không phải là con quái vật. Bạn cần chất dinh dưỡng này để tồn tại và cơ thể không thể tự sản xuất nó.

Chất điện giải (trong đó có natri) góp phần duy trì thể tích máu, và nếu bạn hoạt động, thì đó là một vấn đề lớn. Duy trì thể tích máu bình thường giúp da thoát nhiệt, giúp bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng và cung cấp oxy cho các cơ đang làm việc chăm chỉ, bao gồm cả trái tim.

Muối là khoáng chất bị mất với số lượng lớn nhất trong mồ hôi và nước tiểu, và thay thế nó là điều cần thiết để bù nước thích hợp. Vậy bao nhiêu là quá nhiều? Điều này khá phức tạp...

Bạn mất những gì khi đổ mồ hôi

Mất 1 đến 2% lượng nước trong cơ thể = Chức năng aerobic suy giảm; khả năng hoạt động thể chất giảm.

Mất 2% nước cơ thể = Khát nước, tăng nhịp tim, bứt rứt.

Mất 4% nước cơ thể = Huyết áp giảm, tăng nguy cơ ngất xỉu. Ngừng ra mồ hôi, làm tăng nguy cơ say nóng.

Mất 7% nước cơ thể = Máu chậm; có thể gây tổn thương nội tạng.

(Lưu ý: Mất 1% lượng nước trong cơ thể là chưa đến 0,9kg cân nặng cho một nam giới nặng 79kg.)

Hiểu lầm 4: Chuối rất tốt khi bị chuột rút do mất nước.

Đúng, nhưng không có điều gì thần kỳ về chuối. Kali trong chuối có thể là chìa khóa. Kali, một chất điện giải khác, giúp làm giảm tác dụng của natri và, với sự trợ giúp của thận của bạn, sẽ loại bỏ natri ra khỏi cơ thể.

Hãy nghĩ về natri và kali ở hai đầu của cán cân, hoạt động để cân bằng lẫn nhau nhằm đạt được sự đủ nước thích hợp.

Hầu hết mọi người nhận được khoảng một nửa khẩu phần 4.700 miligam kali khuyến nghị hàng ngày. Mất cân bằng cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp và co bóp tim.

Hiểu lầm 5: Mọi người đều cần 8 ly nước mỗi ngày.

Tùy vào cân nặng, mức độ hoạt động và nhiệt độ, nhu cầu chất lỏng hàng ngày của bạn có thể dao động từ khoảng 2 lít đến hơn 5 lít rưỡi mỗi ngày.

Vào những ngày không tập thể dục, hãy đánh giá nước tiểu. Nước tiểu cần trông giống như nước chanh hơn là nước hoặc nước táo. Nước tiểu sẫm màu thường phản ánh mất nước.

Vào những ngày tập thể dục, hãy cân trước và sau khi tập. Cứ mỗi 0,5kg giảm đi, bạn sẽ cần uống từ 600 – 700ml (2 cốc rưỡi đến 3 cốc) chất lỏng để khôi phục lại sự cân bằng.

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Top